Dù bạn đang ở vị trí nào, làm công việc gì, hãy thử tưởng tượng sự nghiệp của bạn như một tấm bản đồ rộng lớn, đầy ắp những cơ hội. Khi đi theo con đường được định sẵn hay chỉ bám chặt vào một điểm nhỏ trên bản đồ, chúng ta sẽ tự giới hạn khả năng của mình. Nhưng nếu bạn CHỦ ĐỘNG mở rộng tầm nhìn và khám phá những cung đường mới, bạn sẽ phát hiện nhiều cơ hội tiềm năng khác. Trong từng công việc bạn làm hàng ngày cũng vậy, hãy tìm cách mở rộng độ sâu hay phạm vi công việc của mình. Nếu không, sẽ đến lúc bạn cảm thấy nhàm chán vì công việc đó luôn lặp đi lặp lại. Với Linh, sự thật là không có công việc nào luôn nhàm chán hay luôn thú vị. Thái độ chủ động của bạn với công việc sẽ quyết định mức độ yêu thích của bạn với công việc đó.

Làm thế nào để bạn bắt đầu CHỦ ĐỘNG đào sâu công việc của mình?

1. Bắt đầu với những câu hỏi

Thông thường, khi nhận được một nhiệm vụ, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến cách triển khai. Vấn đề là gì? Mình cần làm gì để giải quyết vấn đề này? Tư duy này không sai, nhưng chưa đủ. Giống như đi vào rừng, bạn không thể băng băng đi tới. Ít nhất, bạn cần một cái la bàn để biết là mình đang đi đâu, về đâu. Lần tới, khi nhận một nhiệm vụ mới, đây là “chiếc la bàn” của bạn:

a. MỤC TIÊU & NGUỒN LỰC

i. Công việc này thuộc dự án hay chiến dịch lớn nào? 

1. Mục tiêu và kết quả cần đạt được của dự án đó là gì?

2. Những ai tham gia dự án này? Vai trò của từng người là gì?

ii. Công việc của bạn thuộc phần nào của dự án?

1. Mục tiêu và kết quả cần đạt của công việc này là gì?

2. Những ai sẽ làm chung công việc này với mình?

a. Là người chung phòng ban, khác phòng ban, đối tác bên ngoài, freelancer?

b. Mức độ trao quyền của công việc này là gì?

i. Tôi làm, người khác kiểm tra

ii. Người khác làm, tôi kiểm tra

iii. Mỗi người làm một phần, người khác tổng hợp

iv. Mỗi người làm một phần, tôi tổng hợp

b. TÌNH HUỐNG PHÁT SINH

i. Khi gặp vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, mình cần thông báo với ai? Hình thức liên lạc là gì?
Các câu hỏi trên thường không khó trả lời nhưng nếu không biết cách hệ thống chúng, bạn sẽ dễ lạc lối trong mê cung các dự án của mình. Để giúp bạn thuận tiện hơn trong các dự án sắp tới, Linh đã thiết kế một Bảng Thông tin Dự án để bạn điền vào. Các bạn có thể xem và tải về tại đây.
*Lưu ý:
  - Hãy xếp mỗi dự án là 1 sheet (bảng tính)
  - Hãy hỏi Quản lý Dự án hoặc sếp của bạn nếu có phần nào chưa nắm rõ, nhất là phần Kết quả cần đạt được để tránh sai sót
Ảnh minh họa Bảng Thông tin Dự án

2. Vạch ra lộ trình cho mình

Đây là công việc của bạn, đừng ngồi chờ ai đó đưa cho bạn lộ trình. Bạn có thể lấy ra một cuốn sổ ghi chú và phác thảo kế hoạch hành động chi tiết. Để làm được điều này, hãy (1) chia nhỏ công việc thành các bước có thể thực hiện được, (2) đặt ra các mốc thời gian quan trọng để tự đánh giá lại, (3) xác định bước tiếp theo để chuẩn bị và bắt đầu công việc ngay. Hãy nhớ rằng, bạn là “thuyền trưởng” của cuộc hành trình này, bạn phải biết mình cần lái con tàu đi đâu.
*Lưu ý về Thứ tự Ưu tiên: Công việc của bạn sẽ không giới hạn trong một dự án. Vì vậy, bạn cần nhìn tổng quan thứ tự ưu tiên của dự án vừa nhận với các dự án khác để sắp xếp thời gian và đảm bảo hoàn thành công việc đúng tiến độ.

3. Chịu trách nhiệm 100% cho công việc của mình

Khi làm quản lý, Linh rất thích các bạn nhân viên có thể giúp cho công việc của mình trở nên dễ dàng hơn. Nghĩa là bạn phải tự chủ trong công việc của bạn, đến mức mà quản lý và những người xung quanh không cần nhắc nhở gì thêm. Chỉ cần giao việc, giao mục tiêu theo kế hoạch cho bạn là mọi chuyện sẽ đâu vào đấy.
a. Nếu bạn chưa hiểu yêu cầu? => Hãy đi gặp người chịu trách nhiệm để trao đổi, đảm bảo là thông tin bạn nhận là chính xác.
b. Hiểu yêu cầu rồi thì bạn nghiên cứu cách làm, lập kế hoạch thực hiện, triển khai, tối ưu chi phí, tối ưu nguồn lực, giao tiếp với đồng nghiệp hoặc đối tác để hoàn thành công việc với kết quả cao nhất.
c. Nếu có vấn đề xảy ra? => Tự tìm cách giải quyết, nghĩ các phương án khả thi để trình bày với cấp trên. Sau khi được góp ý thì triển khai và học hỏi từ vấn đề vừa xảy ra để rút kinh nghiệm cho lần tới.
Để làm được tất cả những điều trên, Linh nghĩ không khó. Điều quan trọng là hãy tin vào bản thân mình và chú tâm vào những việc bạn làm. Hai từ “trách nhiệm" nghe có vẻ nặng nề, bởi vì chúng ta nghĩ đến phần hậu quả phải gánh lấy. Nhưng nếu bạn hiểu trách nhiệm đơn giản như “phần việc phải làm", và làm với tinh thần và thái độ tập trung cao nhất, thì chẳng có gì phải lo sợ cả. Đôi lúc, sẽ có những sự kiện không như ý hoặc thậm chí vượt ngoài tầm kiểm soát trong lúc thực hiện. Nếu biết vậy thì bạn chỉ cần chuẩn bị tốt, chủ động tìm kiếm giải pháp và sự hỗ trợ, khó khăn nào rồi cũng sẽ qua.

Lời kết

Linh rất yêu thích câu nói này của Helen Keller: “Cuộc sống hoặc là một cuộc phiêu lưu táo bạo hoặc chẳng là gì cả”. Vậy nên nếu đã chọn phiêu lưu, bạn cần thoát khỏi những khuôn khổ được lập trình sẵn và dũng cảm tiến về phía trước. Bằng cách (1) thường xuyên đặt câu hỏi, (2) xây dựng kế hoạch triển khai chu đáo, và (quan trọng nhất) (3) rèn luyện tư duy chịu trách nhiệm 100% cho công việc của mình, bạn có thể biến đổi từ tư duy người theo sau thành người lãnh đạo. Thay vì ngồi chờ thủy triều lên, hãy nắm lấy mái chèo và điều khiển con thuyền sự nghiệp của mình theo hướng bạn muốn!

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Dù bạn đang ở vị trí nào, làm công việc gì, hãy thử tưởng tượng sự nghiệp của bạn như một tấm bản đồ rộng lớn, đầy ắp những cơ hội. Khi đi theo con đường được định sẵn hay chỉ bám chặt vào một điểm nhỏ trên bản đồ, chúng ta sẽ tự giới hạn khả năng của mình. Nhưng nếu bạn CHỦ ĐỘNG mở rộng tầm nhìn và khám phá những cung đường mới, bạn sẽ phát hiện nhiều cơ hội tiềm năng khác. Trong từng công việc bạn làm hàng ngày cũng vậy, hãy tìm cách mở rộng độ sâu hay phạm vi công việc của mình. Nếu không, sẽ đến lúc bạn cảm thấy nhàm chán vì công việc đó luôn lặp đi lặp lại. Với Linh, sự thật là không có công việc nào luôn nhàm chán hay luôn thú vị. Thái độ chủ động của bạn với công việc sẽ quyết định mức độ yêu thích của bạn với công việc đó.

Làm thế nào để bạn bắt đầu CHỦ ĐỘNG đào sâu công việc của mình?

1. Bắt đầu với những câu hỏi

Thông thường, khi nhận được một nhiệm vụ, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến cách triển khai. Vấn đề là gì? Mình cần làm gì để giải quyết vấn đề này? Tư duy này không sai, nhưng chưa đủ. Giống như đi vào rừng, bạn không thể băng băng đi tới. Ít nhất, bạn cần một cái la bàn để biết là mình đang đi đâu, về đâu. Lần tới, khi nhận một nhiệm vụ mới, đây là “chiếc la bàn” của bạn:

a. MỤC TIÊU & NGUỒN LỰC

i. Công việc này thuộc dự án hay chiến dịch lớn nào? 

1. Mục tiêu và kết quả cần đạt được của dự án đó là gì?

2. Những ai tham gia dự án này? Vai trò của từng người là gì?

ii. Công việc của bạn thuộc phần nào của dự án?

1. Mục tiêu và kết quả cần đạt của công việc này là gì?

2. Những ai sẽ làm chung công việc này với mình?

a. Là người chung phòng ban, khác phòng ban, đối tác bên ngoài, freelancer?

b. Mức độ trao quyền của công việc này là gì?

i. Tôi làm, người khác kiểm tra

ii. Người khác làm, tôi kiểm tra

iii. Mỗi người làm một phần, người khác tổng hợp

iv. Mỗi người làm một phần, tôi tổng hợp

b. TÌNH HUỐNG PHÁT SINH

i. Khi gặp vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, mình cần thông báo với ai? Hình thức liên lạc là gì?
Các câu hỏi trên thường không khó trả lời nhưng nếu không biết cách hệ thống chúng, bạn sẽ dễ lạc lối trong mê cung các dự án của mình. Để giúp bạn thuận tiện hơn trong các dự án sắp tới, Linh đã thiết kế một Bảng Thông tin Dự án để bạn điền vào. Các bạn có thể xem và tải về tại đây.
*Lưu ý:
  - Hãy xếp mỗi dự án là 1 sheet (bảng tính)
  - Hãy hỏi Quản lý Dự án hoặc sếp của bạn nếu có phần nào chưa nắm rõ, nhất là phần Kết quả cần đạt được để tránh sai sót 
Ảnh minh họa Bảng Thông tin Dự án

2. Vạch ra lộ trình cho mình

Đây là công việc của bạn, đừng ngồi chờ ai đó đưa cho bạn lộ trình. Bạn có thể lấy ra một cuốn sổ ghi chú và phác thảo kế hoạch hành động chi tiết. Để làm được điều này, hãy (1) chia nhỏ công việc thành các bước có thể thực hiện được, (2) đặt ra các mốc thời gian quan trọng để tự đánh giá lại, (3) xác định bước tiếp theo để chuẩn bị và bắt đầu công việc ngay. Hãy nhớ rằng, bạn là “thuyền trưởng” của cuộc hành trình này, bạn phải biết mình cần lái con tàu đi đâu.
*Lưu ý về Thứ tự Ưu tiên: Công việc của bạn sẽ không giới hạn trong một dự án. Vì vậy, bạn cần nhìn tổng quan thứ tự ưu tiên của dự án vừa nhận với các dự án khác để sắp xếp thời gian và đảm bảo hoàn thành công việc đúng tiến độ.

3. Chịu trách nhiệm 100% cho công việc của mình

Khi làm quản lý, Linh rất thích các bạn nhân viên có thể giúp cho công việc của mình trở nên dễ dàng hơn. Nghĩa là bạn phải tự chủ trong công việc của bạn, đến mức mà quản lý và những người xung quanh không cần nhắc nhở gì thêm. Chỉ cần giao việc, giao mục tiêu theo kế hoạch cho bạn là mọi chuyện sẽ đâu vào đấy.
a. Nếu bạn chưa hiểu yêu cầu? => Hãy đi gặp người chịu trách nhiệm để trao đổi, đảm bảo là thông tin bạn nhận là chính xác.
b. Hiểu yêu cầu rồi thì bạn nghiên cứu cách làm, lập kế hoạch thực hiện, triển khai, tối ưu chi phí, tối ưu nguồn lực, giao tiếp với đồng nghiệp hoặc đối tác để hoàn thành công việc với kết quả cao nhất.
c. Nếu có vấn đề xảy ra? => Tự tìm cách giải quyết, nghĩ các phương án khả thi để trình bày với cấp trên. Sau khi được góp ý thì triển khai và học hỏi từ vấn đề vừa xảy ra để rút kinh nghiệm cho lần tới.
Để làm được tất cả những điều trên, Linh nghĩ không khó. Điều quan trọng là hãy tin vào bản thân mình và chú tâm vào những việc bạn làm. Hai từ “trách nhiệm" nghe có vẻ nặng nề, bởi vì chúng ta nghĩ đến phần hậu quả phải gánh lấy. Nhưng nếu bạn hiểu trách nhiệm đơn giản như “phần việc phải làm", và làm với tinh thần và thái độ tập trung cao nhất, thì chẳng có gì phải lo sợ cả. Đôi lúc, sẽ có những sự kiện không như ý hoặc thậm chí vượt ngoài tầm kiểm soát trong lúc thực hiện. Nếu biết vậy thì bạn chỉ cần chuẩn bị tốt, chủ động tìm kiếm giải pháp và sự hỗ trợ, khó khăn nào rồi cũng sẽ qua.

Lời kết

Linh rất yêu thích câu nói này của Helen Keller: “Cuộc sống hoặc là một cuộc phiêu lưu táo bạo hoặc chẳng là gì cả”. Vậy nên nếu đã chọn phiêu lưu, bạn cần thoát khỏi những khuôn khổ được lập trình sẵn và dũng cảm tiến về phía trước. Bằng cách (1) thường xuyên đặt câu hỏi, (2) xây dựng kế hoạch triển khai chu đáo, và (quan trọng nhất) (3) rèn luyện tư duy chịu trách nhiệm 100% cho công việc của mình, bạn có thể biến đổi từ tư duy người theo sau thành người lãnh đạo. Thay vì ngồi chờ thủy triều lên, hãy nắm lấy mái chèo và điều khiển con thuyền sự nghiệp của mình theo hướng bạn muốn!

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.