3 Đặc Điểm Của Nhiệm Vụ Có Thể Tự Động Hoá Bởi AI

Công nghệ AI không thể thay thế công việc của bạn. Nhưng những người biết ứng dụng AI thì hoàn toàn có thể!

Một báo cáo gần đây của Goldman Sachs cho thấy 300 triệu việc làm trên khắp thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi AI và tự động hóa. Rất nhiều những nhiệm vụ mà trong nhiều năm qua bạn mất hàng giờ để thực hiện, giờ đây có thể được hoàn thành bởi AI chỉ trong vài giây. Sự xuất hiện của AI cùng những khả năng vượt trội này đang trở thành thách thức lớn đối với thị trường việc làm.

Song như Linh đã chia sẻ rất nhiều: Hãy lạc quan! Khi nhìn tốc độ phát triển của AI trong tâm thế lạc quan, bạn sẽ nhận thấy giờ đây mỗi chúng ta có thể định vị mình với những tiêu chuẩn mới - khả năng thích ứng và ứng dụng công nghệ.

Ngay lúc này, điều bạn cần quan tâm không chỉ là việc công nghệ đã phát triển như thế nào. Điều quan trọng hơn, hãy đặc biệt chú ý đến việc làm sao tận dụng tối đa công nghệ để tự động hoá công việc. Từ đó bạn sẽ dần tách mình ra khỏi những nhiệm vụ thủ công, tiếp cận các công việc đòi hỏi sự sáng tạo và tầm nhìn chiến lược cao hơn, tạo ra những kết quả xuất sắc hơn.

1. AI LÀ GÌ VÀ NÓ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? 

AI (hay Artificial intelligence) là viết tắt của trí tuệ nhân tạo, một lĩnh vực của khoa học máy tính tập trung vào việc tạo ra các hệ thống có khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà thông thường được thực hiện bởi con người.

Có 3 loại trí tuệ nhân tạo cơ bản là:

1) Trí tuệ nhân tạo hẹp (Narrow AI): Là loại AI chỉ tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể hoặc một tập hợp các nhiệm vụ rất hẹp. AI hẹp thường được thiết kế để thực hiện một tác vụ cụ thể một cách hiệu quả.

Nhược điểm của AI hẹp là nó không thể thực hiện các nhiệm vụ mà nó chưa được lập trình hay đào tạo cụ thể để thực hiện. Một số AI hẹp phổ biến là:

(a) Hệ thống nhận diện gương mặt
(b) Hệ thống nhận diện giọng nói
(c) Các công cụ dịch thuật trực tuyến.

2. Trí tuệ nhân tạo tổng quát (General AI): Là một hình thức của trí tuệ nhân tạo có khả năng nhận biết, hiểu, và thực hiện nhiệm vụ giống như con người. AI tổng quát có khả năng tự học và tự cải thiện. Chúng cũng có khả năng áp dụng kiến thức từ một nhiệm vụ này cho các nhiệm vụ khác. 

Nhóm AI này bao gồm các thuật toán hay công cụ như ChatGPT, Gemini hay Character AI. Chúng có thể được sử dụng để tạo nội dung mới, bao gồm âm thanh, mã, hình ảnh, văn bản, mô phỏng và video. Theo McKinsey, những đột phá gần đây trong lĩnh vực này có khả năng thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta tiếp cận việc sáng tạo nội dung.

3. Siêu trí tuệ nhân tạo (Super AI): Là một dạng AI giả định sẽ vượt xa khả năng của con người trong mọi mặt mà chúng ta đang tiến gần tới. AI siêu được xem như là một dạng cao cấp của AI tổng quát, có khả năng tự cải thiện và tiến hóa một cách độc lập.

Tuy nhiên, hiện tại, Super AI vẫn chỉ là một ý tưởng đang được nghiên cứu. Nếu được phát triển thành công, Super AI sẽ có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp mà con người chưa thể làm được như biến đổi khí hậu, bệnh tật. Chúng cũng có thể học hỏi và thích nghi với tốc độ nhanh hơn nhiều so với con người.

Nguồn hình: mygreatlearning.com

2. 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA NHIỆM VỤ CÓ THỂ ĐƯỢC TỰ ĐỘNG HOÁ BỞI CÔNG NGHỆ AI

a. Tư duy tự động hoá (automation mindset) là gì?

Phần lớn mọi người sẽ nghĩ tự động hoá là yêu cầu máy móc thực hiện một nhiệm vụ mà đáng ra con người phải thực hiện thủ công. Định nghĩa này đúng nhưng chưa đủ. Về bản chất, tự động hoá nghĩa là thiết lập các các hệ thống hay quy trình có thể tự vận hành, để bạn có thời gian tập trung vào các nhiệm vụ khác quan trọng hơn.
Như vậy, tư duy tự động hoá hay automation mindset nghĩa là bạn sẽ nhìn các nhiệm vụ mình làm dưới góc nhìn của một quy trình, hệ thống mà bạn có thể cải thiện chúng bằng cách ứng dụng công nghệ vào. Mục tiêu của việc tự động hóa rất rõ ràng.
Trong cuốn sách The New Automation Mindset, tác giả chỉ ra việc tự động hoá phải giúp bạn:
(1) Rút ngắn đáng kể thời gian thực hiện một nhiệm vụ hoặc quy trình
(2) Giảm thiểu hoạt động của con người
(3) Cải thiện độ chính xác bằng cách loại bỏ việc nhập lại dữ liệu thủ công
(4) Theo dõi và báo cáo về hoạt động chung của quy trình

b. Bạn cần tự động hoá những công việc nào?

Theo Zapier, một nhiệm vụ hoặc quy trình làm việc mà bạn có thể tự động hoá thường có ít nhất một trong ba đặc điểm sau:
(1) Lặp đi lặp lại:Công việc lặp lại như sao chép, cập nhật dữ liệu hay thường xuyên được thực hiện theo cách thủ công là ứng cử viên lý tưởng cho việc tự động hoá. Điểm mạnh của AI là khả năng hoàn thành nhanh chóng những nhiệm vụ có công thức hay quy trình rõ ràng. Vậy nên các ứng dụng công nghệ có thể giúp bạn thực hiện những việc này một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
(2) Công việc dễ có sai sót: Ví dụ như lỗi đánh máy, dễ nhấp chuột nhầm hay những việc có một danh sách hay có nhiều bước mà mình dễ bị sót. Tự động hóa sẽ giúp giảm thiểu những lỗi sai, hạn chế thời gian phải sửa chữa và đảm bảo tính chính xác trong công việc.
(3) Công việc yêu cầu phản hồi ngay lập tức: các việc mà đòi hỏi câu trả lời của bạn ngay bạn phải phản hồi ngay lập tức 24/7. Điều này cũng bao gồm các tác vụ định kỳ cần được thực hiện theo thời gian cụ thể, thường xuyên. Ví dụ: gửi lời nhắc thanh toán, cập nhật báo cáo, phản hồi email khách hàng. Tự động hóa giúp thực hiện các tác vụ này đúng thời hạn, đảm bảo sự thông suốt và hiệu quả trong quy trình làm việc.
Điều quan trọng bạn cần nhớ là không phải công việc nào cũng có thể tự động hoá. Vậy nên bạn cần xem xét kỹ quy trình của mình và quyết định lựa chọn những nhiệm vụ phù hợp.
Linh rất thích câu nói của Giáo sư Peter Drucker - cha đẻ của ngành Quản trị Kinh doanh hiện đại. Ông cho rằng: “There is nothing so useless as doing efficiently that which should not be done at all.” Nghĩa là: Không có gì vô ích bằng việc cố làm cho hiệu quả những việc mà đáng ra bạn không cần làm. Trong cuốn The New Automation Mindset, tác giả cũng đưa ra một nghiên cứu thú vị là bạn càng dùng nhiều ứng dụng thì thời gian bạn dành cho những nhiệm vụ thủ công càng tăng lên. Bởi vì lúc này bạn sẽ cần thêm thời gian để chuyển đổi giữa các ứng dụng.

Nguồn hình: @JaniAaltonen on X

3. NHIỆM VỤ NÀO CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG CÓ THỂ ĐƯỢC TỰ ĐỘNG HOÁ BỞI CÔNG NGHỆ AI?

Báo cáo nghiên cứu kinh tế toàn cầu của Goldman Sachs cho biết, AI có thể tự động hóa 25% toàn bộ thị trường lao động. Nhưng trong đó, AI có thể tự động hóa đến 46% nhiệm vụ trong các công việc hành chính, 44% công việc pháp lý, và 37% ngành kiến ​​trúc và kỹ thuật.
Dưới đây là một số những nhiệm vụ phổ biến của nhân viên văn phòng mà các ứng dụng Ai có thể giúp bạn tự động hoá:
(1) Xử lý dữ liệu:
(a) Nhập liệu dữ liệu: AI có thể tự động nhập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như email, bảng tính, hóa đơn, vào hệ thống.
(b) Sắp xếp và phân loại dữ liệu: Sắp xếp và phân loại dữ liệu theo các tiêu chí khác nhau như ngày tháng, loại dữ liệu.
(c) Trích xuất thông tin: Trích xuất các thông tin quan trọng từ dữ liệu theo yêu cầu như tên, địa chỉ hoặc số điện thoại.
(d) Phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu để phát hiện xu hướng, dự đoán kết quả và từ đó đưa ra các đề xuất.
(2) Hỗ trợ khách hàng:
(a) Trả lời các câu hỏi thường gặp: AI có thể trả lời các câu hỏi thường gặp của khách hàng thông qua chatbot hoặc hệ thống phản hồi tự động.
(b) Giải quyết các vấn đề đơn giản: Giải quyết các vấn đề đơn giản của khách hàng như đặt hàng, đổi trả hàng.
(c) Cung cấp thông tin sản phẩm: Cung cấp thông tin sản phẩm cho khách hàng như mô tả sản phẩm, giá cả hay hướng dẫn sử dụng. 
(3) Quản lý công việc:
(a) Lên lịch và sắp xếp cuộc họp: Các ứng dụng AI có thể lên lịch và sắp xếp cuộc họp cho nhân viên, bao gồm việc gửi lời mời, đặt phòng họp hay theo dõi lịch trình.
(b) Quản lý dự án: Hỗ trợ quản lý dự án bằng cách theo dõi tiến độ công việc, phân công nhiệm vụ và cập nhật thông tin cho các thành viên trong dự án.
(c) Theo dõi hiệu suất công việc: Theo dõi hiệu suất công việc của nhân viên bằng cách thu thập dữ liệu về năng suất, chất lượng công việc và thời gian làm việc.
(4) Viết báo cáo:
(a) Tự động tổng hợp dữ liệu: AI có thể tự động tổng hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau để tạo báo cáo.
(b) Phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận: Phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận cho báo cáo.
(c) Viết báo cáo theo định dạng mong muốn: Từ các dữ liệu trên, các ứng dụng AI có sẽ giúp bạn hoàn thành báo cáo theo định dạng mong muốn như PDF, Word hay Excel.

LỜI KẾT

Với các thông tin Linh vừa chia sẻ, có lẽ các bạn cũng thấy rằng các ứng dụng công nghệ AI đang ngày càng “được việc". Vậy liệu AI có đảm nhiệm hoàn toàn công việc văn phòng của bạn không? Câu trả lời lúc này sẽ là KHÔNG. Song có một điều chắc chắn là AI đang THAY ĐỔI cách làm việc của tất cả chúng ta.
Vì tương lai của công việc không phải là các ứng dụng công nghệ sẽ thay thế con người. Thay vào đó là con người và AI sẽ làm việc cùng nhau để vận hành công việc với hiệu quả vượt trội hơn.
Một điều Linh thấy thú vị trong thời đại AI là công thức để tạo nên sự khác biệt và được đánh giá cao trong môi trường làm việc đã bắt đầu thay đổi. Chăm chỉ làm thật nhiều việc là chưa đủ. Bạn cần chăm chỉ đúng việc - những việc đòi hỏi sự sáng tạo. Hiểu biết rõ điều này sẽ giúp bạn thiết lập lại tư duy làm việc và bắt đầu học hỏi về AI nhiều hơn để có thể tận dụng chúng. Khi đó, bạn sẽ dành ít thời gian hơn cho những công việc lặp đi lặp lại và tập trung hơn vào những nhiệm vụ mang tính sáng tạo và chiến lược đầy thú vị phía trước.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


3 Đặc Điểm Của Nhiệm Vụ Có Thể Tự Động Hoá Bởi AI

Công nghệ AI không thể thay thế công việc của bạn. Nhưng những người biết ứng dụng AI thì hoàn toàn có thể!

Một báo cáo gần đây của Goldman Sachs cho thấy 300 triệu việc làm trên khắp thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi AI và tự động hóa. Rất nhiều những nhiệm vụ mà trong nhiều năm qua bạn mất hàng giờ để thực hiện, giờ đây có thể được hoàn thành bởi AI chỉ trong vài giây. Sự xuất hiện của AI cùng những khả năng vượt trội này đang trở thành thách thức lớn đối với thị trường việc làm.

Song như Linh đã chia sẻ rất nhiều: Hãy lạc quan! Khi nhìn tốc độ phát triển của AI trong tâm thế lạc quan, bạn sẽ nhận thấy giờ đây mỗi chúng ta có thể định vị mình với những tiêu chuẩn mới - khả năng thích ứng và ứng dụng công nghệ.

Ngay lúc này, điều bạn cần quan tâm không chỉ là việc công nghệ đã phát triển như thế nào. Điều quan trọng hơn, hãy đặc biệt chú ý đến việc làm sao tận dụng tối đa công nghệ để tự động hoá công việc. Từ đó bạn sẽ dần tách mình ra khỏi những nhiệm vụ thủ công, tiếp cận các công việc đòi hỏi sự sáng tạo và tầm nhìn chiến lược cao hơn, tạo ra những kết quả xuất sắc hơn.

1. AI LÀ GÌ VÀ NÓ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? 

AI (hay Artificial intelligence) là viết tắt của trí tuệ nhân tạo, một lĩnh vực của khoa học máy tính tập trung vào việc tạo ra các hệ thống có khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà thông thường được thực hiện bởi con người.

Có 3 loại trí tuệ nhân tạo cơ bản là:

1) Trí tuệ nhân tạo hẹp (Narrow AI): Là loại AI chỉ tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể hoặc một tập hợp các nhiệm vụ rất hẹp. AI hẹp thường được thiết kế để thực hiện một tác vụ cụ thể một cách hiệu quả.

Nhược điểm của AI hẹp là nó không thể thực hiện các nhiệm vụ mà nó chưa được lập trình hay đào tạo cụ thể để thực hiện. Một số AI hẹp phổ biến là:

(a) Hệ thống nhận diện gương mặt
(b) Hệ thống nhận diện giọng nói
(c) Các công cụ dịch thuật trực tuyến.

2. Trí tuệ nhân tạo tổng quát (General AI): Là một hình thức của trí tuệ nhân tạo có khả năng nhận biết, hiểu, và thực hiện nhiệm vụ giống như con người. AI tổng quát có khả năng tự học và tự cải thiện. Chúng cũng có khả năng áp dụng kiến thức từ một nhiệm vụ này cho các nhiệm vụ khác. 

Nhóm AI này bao gồm các thuật toán hay công cụ như ChatGPT, Gemini hay Character AI. Chúng có thể được sử dụng để tạo nội dung mới, bao gồm âm thanh, mã, hình ảnh, văn bản, mô phỏng và video. Theo McKinsey, những đột phá gần đây trong lĩnh vực này có khả năng thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta tiếp cận việc sáng tạo nội dung.

3. Siêu trí tuệ nhân tạo (Super AI): Là một dạng AI giả định sẽ vượt xa khả năng của con người trong mọi mặt mà chúng ta đang tiến gần tới. AI siêu được xem như là một dạng cao cấp của AI tổng quát, có khả năng tự cải thiện và tiến hóa một cách độc lập.

Tuy nhiên, hiện tại, Super AI vẫn chỉ là một ý tưởng đang được nghiên cứu. Nếu được phát triển thành công, Super AI sẽ có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp mà con người chưa thể làm được như biến đổi khí hậu, bệnh tật. Chúng cũng có thể học hỏi và thích nghi với tốc độ nhanh hơn nhiều so với con người.

Nguồn hình: mygreatlearning.com

2. 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA NHIỆM VỤ CÓ THỂ ĐƯỢC TỰ ĐỘNG HOÁ BỞI CÔNG NGHỆ AI

a. Tư duy tự động hoá (automation mindset) là gì?

Phần lớn mọi người sẽ nghĩ tự động hoá là yêu cầu máy móc thực hiện một nhiệm vụ mà đáng ra con người phải thực hiện thủ công. Định nghĩa này đúng nhưng chưa đủ. Về bản chất, tự động hoá nghĩa là thiết lập các các hệ thống hay quy trình có thể tự vận hành, để bạn có thời gian tập trung vào các nhiệm vụ khác quan trọng hơn.
Như vậy, tư duy tự động hoá hay automation mindset nghĩa là bạn sẽ nhìn các nhiệm vụ mình làm dưới góc nhìn của một quy trình, hệ thống mà bạn có thể cải thiện chúng bằng cách ứng dụng công nghệ vào. Mục tiêu của việc tự động hóa rất rõ ràng.
Trong cuốn sách The New Automation Mindset, tác giả chỉ ra việc tự động hoá phải giúp bạn:
(1) Rút ngắn đáng kể thời gian thực hiện một nhiệm vụ hoặc quy trình
(2) Giảm thiểu hoạt động của con người
(3) Cải thiện độ chính xác bằng cách loại bỏ việc nhập lại dữ liệu thủ công
(4) Theo dõi và báo cáo về hoạt động chung của quy trình

b. Bạn cần tự động hoá những công việc nào?

Theo Zapier, một nhiệm vụ hoặc quy trình làm việc mà bạn có thể tự động hoá thường có ít nhất một trong ba đặc điểm sau:
(1) Lặp đi lặp lại:Công việc lặp lại như sao chép, cập nhật dữ liệu hay thường xuyên được thực hiện theo cách thủ công là ứng cử viên lý tưởng cho việc tự động hoá. Điểm mạnh của AI là khả năng hoàn thành nhanh chóng những nhiệm vụ có công thức hay quy trình rõ ràng. Vậy nên các ứng dụng công nghệ có thể giúp bạn thực hiện những việc này một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
(2) Công việc dễ có sai sót: Ví dụ như lỗi đánh máy, dễ nhấp chuột nhầm hay những việc có một danh sách hay có nhiều bước mà mình dễ bị sót. Tự động hóa sẽ giúp giảm thiểu những lỗi sai, hạn chế thời gian phải sửa chữa và đảm bảo tính chính xác trong công việc.
(3) Công việc yêu cầu phản hồi ngay lập tức: các việc mà đòi hỏi câu trả lời của bạn ngay bạn phải phản hồi ngay lập tức 24/7. Điều này cũng bao gồm các tác vụ định kỳ cần được thực hiện theo thời gian cụ thể, thường xuyên. Ví dụ: gửi lời nhắc thanh toán, cập nhật báo cáo, phản hồi email khách hàng. Tự động hóa giúp thực hiện các tác vụ này đúng thời hạn, đảm bảo sự thông suốt và hiệu quả trong quy trình làm việc.
Điều quan trọng bạn cần nhớ là không phải công việc nào cũng có thể tự động hoá. Vậy nên bạn cần xem xét kỹ quy trình của mình và quyết định lựa chọn những nhiệm vụ phù hợp.
Linh rất thích câu nói của Giáo sư Peter Drucker - cha đẻ của ngành Quản trị Kinh doanh hiện đại. Ông cho rằng: “There is nothing so useless as doing efficiently that which should not be done at all.” Nghĩa là: Không có gì vô ích bằng việc cố làm cho hiệu quả những việc mà đáng ra bạn không cần làm. Trong cuốn The New Automation Mindset, tác giả cũng đưa ra một nghiên cứu thú vị là bạn càng dùng nhiều ứng dụng thì thời gian bạn dành cho những nhiệm vụ thủ công càng tăng lên. Bởi vì lúc này bạn sẽ cần thêm thời gian để chuyển đổi giữa các ứng dụng.

Nguồn hình: @JaniAaltonen on X

3. NHIỆM VỤ NÀO CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG CÓ THỂ ĐƯỢC TỰ ĐỘNG HOÁ BỞI CÔNG NGHỆ AI?

Báo cáo nghiên cứu kinh tế toàn cầu của Goldman Sachs cho biết, AI có thể tự động hóa 25% toàn bộ thị trường lao động. Nhưng trong đó, AI có thể tự động hóa đến 46% nhiệm vụ trong các công việc hành chính, 44% công việc pháp lý, và 37% ngành kiến ​​trúc và kỹ thuật.
Dưới đây là một số những nhiệm vụ phổ biến của nhân viên văn phòng mà các ứng dụng Ai có thể giúp bạn tự động hoá:
(1) Xử lý dữ liệu:
(a) Nhập liệu dữ liệu: AI có thể tự động nhập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như email, bảng tính, hóa đơn, vào hệ thống.
(b) Sắp xếp và phân loại dữ liệu: Sắp xếp và phân loại dữ liệu theo các tiêu chí khác nhau như ngày tháng, loại dữ liệu.
(c) Trích xuất thông tin: Trích xuất các thông tin quan trọng từ dữ liệu theo yêu cầu như tên, địa chỉ hoặc số điện thoại.
(d) Phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu để phát hiện xu hướng, dự đoán kết quả và từ đó đưa ra các đề xuất.
(2) Hỗ trợ khách hàng:
(a) Trả lời các câu hỏi thường gặp: AI có thể trả lời các câu hỏi thường gặp của khách hàng thông qua chatbot hoặc hệ thống phản hồi tự động.
(b) Giải quyết các vấn đề đơn giản: Giải quyết các vấn đề đơn giản của khách hàng như đặt hàng, đổi trả hàng.
(c) Cung cấp thông tin sản phẩm: Cung cấp thông tin sản phẩm cho khách hàng như mô tả sản phẩm, giá cả hay hướng dẫn sử dụng. 
(3) Quản lý công việc:
(a) Lên lịch và sắp xếp cuộc họp: Các ứng dụng AI có thể lên lịch và sắp xếp cuộc họp cho nhân viên, bao gồm việc gửi lời mời, đặt phòng họp hay theo dõi lịch trình.
(b) Quản lý dự án: Hỗ trợ quản lý dự án bằng cách theo dõi tiến độ công việc, phân công nhiệm vụ và cập nhật thông tin cho các thành viên trong dự án.
(c) Theo dõi hiệu suất công việc: Theo dõi hiệu suất công việc của nhân viên bằng cách thu thập dữ liệu về năng suất, chất lượng công việc và thời gian làm việc.
(4) Viết báo cáo:
(a) Tự động tổng hợp dữ liệu: AI có thể tự động tổng hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau để tạo báo cáo.
(b) Phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận: Phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận cho báo cáo.
(c) Viết báo cáo theo định dạng mong muốn: Từ các dữ liệu trên, các ứng dụng AI có sẽ giúp bạn hoàn thành báo cáo theo định dạng mong muốn như PDF, Word hay Excel.

LỜI KẾT

Với các thông tin Linh vừa chia sẻ, có lẽ các bạn cũng thấy rằng các ứng dụng công nghệ AI đang ngày càng “được việc". Vậy liệu AI có đảm nhiệm hoàn toàn công việc văn phòng của bạn không? Câu trả lời lúc này sẽ là KHÔNG. Song có một điều chắc chắn là AI đang THAY ĐỔI cách làm việc của tất cả chúng ta.
Vì tương lai của công việc không phải là các ứng dụng công nghệ sẽ thay thế con người. Thay vào đó là con người và AI sẽ làm việc cùng nhau để vận hành công việc với hiệu quả vượt trội hơn.
Một điều Linh thấy thú vị trong thời đại AI là công thức để tạo nên sự khác biệt và được đánh giá cao trong môi trường làm việc đã bắt đầu thay đổi. Chăm chỉ làm thật nhiều việc là chưa đủ. Bạn cần chăm chỉ đúng việc - những việc đòi hỏi sự sáng tạo. Hiểu biết rõ điều này sẽ giúp bạn thiết lập lại tư duy làm việc và bắt đầu học hỏi về AI nhiều hơn để có thể tận dụng chúng. Khi đó, bạn sẽ dành ít thời gian hơn cho những công việc lặp đi lặp lại và tập trung hơn vào những nhiệm vụ mang tính sáng tạo và chiến lược đầy thú vị phía trước.

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.