“Xung đột là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng cách chúng ta phản ứng với nó mới là điều quan trọng.” - Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt. 

Mỗi tình huống mâu thuẫn với đồng nghiệp khi làm việc nhóm không chỉ ảnh hưởng về mặt tâm lý hay cảm xúc của bạn mà còn tác động mạnh đến hiệu suất công việc chung của tập thể. Kỳ vọng về một môi trường làm việc nói không với xung đột có vẻ không thực tế. Tuy nhiên khi hiểu rõ “nguồn cơn" của những xung đột có thể xảy đến, bạn sẽ hạn chế được phần lớn những bất đồng khi làm việc cùng mọi người.

1. Xung đột làm việc nhóm là gì?

Xung đột khi làm việc nhóm là một sự bất đồng, bất hòa giữa các thành viên trong một nhóm làm việc, có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của nhóm. Những tình huống xung đột có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình làm việc nhóm. Tuy nhiên, một số thời điểm xung đột thường xảy ra hơn bao gồm:

(1) Khi nhóm bắt đầu hình thành: Trong giai đoạn này, các thành viên trong nhóm có thể đang cố gắng hiểu nhau và xác định vai trò của mình trong nhóm. Sự khác biệt về quan điểm và mục tiêu có thể dẫn đến xung đột. 

(2) Khi nhóm đang thực hiện nhiệm vụ: Các thành viên trong nhóm đang phải hợp tác chặt chẽ để hoàn thành nhiệm vụ. Sự khác biệt về cách tiếp cận hoặc phương pháp có thể dẫn đến xung đột.

(3) Khi nhóm đang kết thúc công việc: Lúc này, xung đột có thể xuất hiện khi các thành viên trong nhóm bất đồng trong cách phân chia các công việc còn lại. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh về kết quả hay đổ lỗi về những đầu việc có hiệu suất chưa tốt.

*Cách giải quyết: Để tránh những tình huống xung đột này, điều quan trọng là mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rõ nhiệm vụ của mình và lên kế hoạch thực hiện tốt các đầu việc được giao. Đồng thời, trưởng nhóm cũng cần phân chia công việc hợp lý và theo sát các thành viên để hỗ trợ họ hoàn thành công việc đúng thời hạn.

2. 4 loại xung đột khi làm việc nhóm

a. Xung đột dựa trên nhiệm vụ

Xung đột dựa trên nhiệm vụ xảy ra khi các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn nhau để hoàn thành một nhiệm vụ hoặc dự án cụ thể. Khi một thành viên không thực hiện phần nhiệm vụ của mình đúng cách hay kịp tiến độ, việc này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc của các thành viên khác. Ngoài ra, việc phân chia nhiệm vụ không rõ ràng hay chênh lệch về khối lượng công việc cũng sẽ “châm ngòi" cho những bất đồng nảy sinh. 
Để tránh những tình huống xung đột này, điều quan trọng là mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rõ và sẵn sàng với nhiệm vụ của mình. Đồng thời họ cũng cần hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

b. Xung đột lãnh đạo

Xung đột lãnh đạo thường xuất phát từ sự bất đồng quan điểm về cách quản lý và hướng dẫn của người đứng đầu nhóm. Các thành viên có thể không đồng tình với cách thức người lãnh đạo đưa ra quyết định, phân chia công việc, hoặc giải quyết mâu thuẫn nội bộ. Khi không có sự thống nhất về lãnh đạo, xung đột này có thể dẫn đến bất mãn và ảnh hưởng đến tinh thần làm việc.
Bên cạnh đó, loại xung đột này cũng có thể bắt nguồn từ sự cạnh tranh về quyền lực hoặc ảnh hưởng trong nhóm. Ví dụ, các thành viên trong nhóm có thể tranh cãi về vai trò của ai lớn hơn, ai có nhiều trách nhiệm hơn và ai là người dẫn dắt trong các nhiệm vụ khác nhau, từ đó tạo nên bất đồng.
4 loại xung đột khi làm việc nhóm

4 loại xung đột khi làm việc nhóm

c. Xung đột về phong cách làm việc

Xung đột về phong cách làm việc thường bắt nguồn từ sự khác biệt trong cách mỗi thành viên tiếp cận và thực hiện công việc. Điều này có thể xuất phát từ sự đa dạng về thái độ, quy trình thực hiện hay ưu tiên công việc.
Một ví dụ phổ biến là mâu thuẫn về phong cách làm việc nảy sinh giữa người thích làm việc độc lập và người ưa thích làm việc theo nhóm. Người thích làm việc độc lập có thể cảm thấy áp lực khi bị đẩy vào các hoạt động nhóm và cảm thấy họ không có đủ không gian cho sự sáng tạo. Ngược lại, người thích làm việc cùng người khác có thể cảm thấy thất vọng khi không có đủ thời gian để tham gia vào các cuộc thảo luận và đóng góp ý kiến. 
Cách để hạn chế những xung đột dạng này là chấp nhận rằng mỗi người có một phong cách làm việc riêng. Do đó hãy tập trung vào sự cộng tác để hoàn thành mục tiêu chung thay vì quá để tâm đến những khác biệt.

d. Xung đột về tính cách

Xung đột về tính cách thường nảy sinh từ sự khác biệt về giá trị, niềm tin hoặc quan điểm sống của các thành viên. Những khác biệt này có thể dẫn đến sự va chạm về ý kiến, mâu thuẫn cá nhân và sự không đồng tình về các quyết định trong nhóm.
Dạng xung đột này có thể bao gồm những tình huống như sự bất đồng giữa người thường ưa thích sự cởi mở và hòa nhã và người thích làm việc theo lịch trình cụ thể và cẩn thận. Hoặc có thể là sự va chạm giữa những người đa tài và sáng tạo, cùng với những người tập trung vào chi tiết và tính cẩn thận. 
*Cách giải quyết: Để loại bỏ những xung đột về tính cách, đòi hỏi sự thấu hiểu và tôn trọng sự đa dạng cá nhân. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng khả năng lắng nghe và đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về quan điểm của mỗi người. 

3. Nguyên nhân phổ biến của xung đột khi làm việc nhóm

Mỗi tình huống xung đột trong khi làm việc nhóm đều có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân cụ thể khác nhau. Để giải quyết xung đột một cách hiệu quả, điều quan trọng là phải hiểu các nguyên nhân cơ bản của xung đột. Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nhiều tình huống bất đồng khi làm việc cùng nhau trong một đội ngũ.
(1) Các vấn đề cá nhân (tình cảm): Các vấn đề cá nhân, chẳng hạn như mâu thuẫn, hiểu lầm hoặc thiếu thiện cảm, là nguyên nhân phổ biến dẫn đến xung đột khi làm việc nhóm. Khi các thành viên trong nhóm có mâu thuẫn cá nhân với nhau, việc hợp tác và làm việc cùng nhau là rất khó.
(2) Cạnh tranh về các nguồn lực: Khi các thành viên trong nhóm cạnh tranh nhau về các nguồn lực (tài liệu, thiết bị phục vụ công việc, thời gian, nhân lực hỗ trợ), xung đột có thể xảy ra. Sự cạnh tranh có thể dẫn đến các cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như ghen tị, tức giận hoặc không nể phục.
(3) Sự gián đoạn trong giao tiếp: Khi có sự thiếu sót trong việc lắng nghe và hiểu ý kiến của người khác, thông tin sẽ không được truyền đạt một cách rõ ràng. Điều này dễ gây nên hiểu lầm và tạo mâu thuẫn. Việc không hiểu rõ về yêu cầu hay các kế hoạch làm việc cũng có thể là nguyên nhân gây ra xung đột trong quá trình thực hiện dự án. 

Lời kết

Hiểu biết về các loại xung đột cũng như nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn trong khi làm việc nhóm là nền tảng để bạn có thể lựa chọn những cách thức giải quyết phù hợp. Trong bài viết tiếp theo vào thứ Năm tuần tới, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về “Chiến lược giải quyết xung đột" khi làm việc cùng đồng đội nhé. 


Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


“Xung đột là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng cách chúng ta phản ứng với nó mới là điều quan trọng.” - Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt. 

Mỗi tình huống mâu thuẫn với đồng nghiệp khi làm việc nhóm không chỉ ảnh hưởng về mặt tâm lý hay cảm xúc của bạn mà còn tác động mạnh đến hiệu suất công việc chung của tập thể. Kỳ vọng về một môi trường làm việc nói không với xung đột có vẻ không thực tế. Tuy nhiên khi hiểu rõ “nguồn cơn" của những xung đột có thể xảy đến, bạn sẽ hạn chế được phần lớn những bất đồng khi làm việc cùng mọi người.

1. Xung đột làm việc nhóm là gì?

Xung đột khi làm việc nhóm là một sự bất đồng, bất hòa giữa các thành viên trong một nhóm làm việc, có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của nhóm. Những tình huống xung đột có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình làm việc nhóm. Tuy nhiên, một số thời điểm xung đột thường xảy ra hơn bao gồm:

(1) Khi nhóm bắt đầu hình thành: Trong giai đoạn này, các thành viên trong nhóm có thể đang cố gắng hiểu nhau và xác định vai trò của mình trong nhóm. Sự khác biệt về quan điểm và mục tiêu có thể dẫn đến xung đột. 

(2) Khi nhóm đang thực hiện nhiệm vụ: Các thành viên trong nhóm đang phải hợp tác chặt chẽ để hoàn thành nhiệm vụ. Sự khác biệt về cách tiếp cận hoặc phương pháp có thể dẫn đến xung đột.

(3) Khi nhóm đang kết thúc công việc: Lúc này, xung đột có thể xuất hiện khi các thành viên trong nhóm bất đồng trong cách phân chia các công việc còn lại. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh về kết quả hay đổ lỗi về những đầu việc có hiệu suất chưa tốt.

*Cách giải quyết: Để tránh những tình huống xung đột này, điều quan trọng là mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rõ nhiệm vụ của mình và lên kế hoạch thực hiện tốt các đầu việc được giao. Đồng thời, trưởng nhóm cũng cần phân chia công việc hợp lý và theo sát các thành viên để hỗ trợ họ hoàn thành công việc đúng thời hạn.

2. 4 loại xung đột khi làm việc nhóm

a. Xung đột dựa trên nhiệm vụ
Xung đột dựa trên nhiệm vụ xảy ra khi các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn nhau để hoàn thành một nhiệm vụ hoặc dự án cụ thể. Khi một thành viên không thực hiện phần nhiệm vụ của mình đúng cách hay kịp tiến độ, việc này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc của các thành viên khác. Ngoài ra, việc phân chia nhiệm vụ không rõ ràng hay chênh lệch về khối lượng công việc cũng sẽ “châm ngòi" cho những bất đồng nảy sinh. 
Để tránh những tình huống xung đột này, điều quan trọng là mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rõ và sẵn sàng với nhiệm vụ của mình. Đồng thời họ cũng cần hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
b. Xung đột lãnh đạo
Xung đột lãnh đạo thường xuất phát từ sự bất đồng quan điểm về cách quản lý và hướng dẫn của người đứng đầu nhóm. Các thành viên có thể không đồng tình với cách thức người lãnh đạo đưa ra quyết định, phân chia công việc, hoặc giải quyết mâu thuẫn nội bộ. Khi không có sự thống nhất về lãnh đạo, xung đột này có thể dẫn đến bất mãn và ảnh hưởng đến tinh thần làm việc.
Bên cạnh đó, loại xung đột này cũng có thể bắt nguồn từ sự cạnh tranh về quyền lực hoặc ảnh hưởng trong nhóm. Ví dụ, các thành viên trong nhóm có thể tranh cãi về vai trò của ai lớn hơn, ai có nhiều trách nhiệm hơn và ai là người dẫn dắt trong các nhiệm vụ khác nhau, từ đó tạo nên bất đồng.
4 loại xung đột khi làm việc nhóm

4 loại xung đột khi làm việc nhóm

c. Xung đột về phong cách làm việc
Xung đột về phong cách làm việc thường bắt nguồn từ sự khác biệt trong cách mỗi thành viên tiếp cận và thực hiện công việc. Điều này có thể xuất phát từ sự đa dạng về thái độ, quy trình thực hiện hay ưu tiên công việc.
Một ví dụ phổ biến là mâu thuẫn về phong cách làm việc nảy sinh giữa người thích làm việc độc lập và người ưa thích làm việc theo nhóm. Người thích làm việc độc lập có thể cảm thấy áp lực khi bị đẩy vào các hoạt động nhóm và cảm thấy họ không có đủ không gian cho sự sáng tạo. Ngược lại, người thích làm việc cùng người khác có thể cảm thấy thất vọng khi không có đủ thời gian để tham gia vào các cuộc thảo luận và đóng góp ý kiến. 
Cách để hạn chế những xung đột dạng này là chấp nhận rằng mỗi người có một phong cách làm việc riêng. Do đó hãy tập trung vào sự cộng tác để hoàn thành mục tiêu chung thay vì quá để tâm đến những khác biệt.
d. Xung đột về tính cách
Xung đột về tính cách thường nảy sinh từ sự khác biệt về giá trị, niềm tin hoặc quan điểm sống của các thành viên. Những khác biệt này có thể dẫn đến sự va chạm về ý kiến, mâu thuẫn cá nhân và sự không đồng tình về các quyết định trong nhóm.
Dạng xung đột này có thể bao gồm những tình huống như sự bất đồng giữa người thường ưa thích sự cởi mở và hòa nhã và người thích làm việc theo lịch trình cụ thể và cẩn thận. Hoặc có thể là sự va chạm giữa những người đa tài và sáng tạo, cùng với những người tập trung vào chi tiết và tính cẩn thận. 
*Cách giải quyết: Để loại bỏ những xung đột về tính cách, đòi hỏi sự thấu hiểu và tôn trọng sự đa dạng cá nhân. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng khả năng lắng nghe và đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về quan điểm của mỗi người. 

3. Nguyên nhân phổ biến của xung đột khi làm việc nhóm

Mỗi tình huống xung đột trong khi làm việc nhóm đều có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân cụ thể khác nhau. Để giải quyết xung đột một cách hiệu quả, điều quan trọng là phải hiểu các nguyên nhân cơ bản của xung đột. Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nhiều tình huống bất đồng khi làm việc cùng nhau trong một đội ngũ.
(1) Các vấn đề cá nhân (tình cảm): Các vấn đề cá nhân, chẳng hạn như mâu thuẫn, hiểu lầm hoặc thiếu thiện cảm, là nguyên nhân phổ biến dẫn đến xung đột khi làm việc nhóm. Khi các thành viên trong nhóm có mâu thuẫn cá nhân với nhau, việc hợp tác và làm việc cùng nhau là rất khó.
(2) Cạnh tranh về các nguồn lực: Khi các thành viên trong nhóm cạnh tranh nhau về các nguồn lực (tài liệu, thiết bị phục vụ công việc, thời gian, nhân lực hỗ trợ), xung đột có thể xảy ra. Sự cạnh tranh có thể dẫn đến các cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như ghen tị, tức giận hoặc không nể phục.
(3) Sự gián đoạn trong giao tiếp: Khi có sự thiếu sót trong việc lắng nghe và hiểu ý kiến của người khác, thông tin sẽ không được truyền đạt một cách rõ ràng. Điều này dễ gây nên hiểu lầm và tạo mâu thuẫn. Việc không hiểu rõ về yêu cầu hay các kế hoạch làm việc cũng có thể là nguyên nhân gây ra xung đột trong quá trình thực hiện dự án. 

Lời kết

Hiểu biết về các loại xung đột cũng như nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn trong khi làm việc nhóm là nền tảng để bạn có thể lựa chọn những cách thức giải quyết phù hợp. Trong bài viết tiếp theo vào thứ Năm tuần tới, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về “Chiến lược giải quyết xung đột" khi làm việc cùng đồng đội nhé. 


Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.