Bạn không biết những gì bạn không biết. Vì vậy, khi có một kỹ năng cần thiết mà bạn thấy mình còn thiếu, một lĩnh vực mới mà bạn đang hứng thú, hay chỉ đơn giản là bạn muốn mở rộng giới hạn của bản thân, Linh đề nghị là bạn hãy thử học chúng. Dù kỹ năng đó là gì, Linh tin rằng đó sẽ là “một dấu chấm" nhỏ giúp bạn làm phong phú thêm vốn hiểu biết của mình. Và khi cơ hội đến, bạn sẽ biết cách kết nối và sáng tạo dựa trên những dấu chấm mà mình đã tích lũy. 

1. Kỹ thuật Feynman khi học một kỹ năng mới

a. Chọn một khái niệm để học

Trước khi bắt đầu quá trình học tập, bạn cần biết rõ mình đang muốn hiểu biết hay phát triển một kỹ năng ở khía cạnh nào. Dưới đây là một vài lưu ý cho bạn:


Hành trình vạn dặm, bắt đầu từ một bước chân.

-Lão Tử

(1) Hãy trung thực với những gì chưa biết: Lấy ví dụ trong một cuộc họp toàn công ty, mọi người đề cập đến một phần mềm mới có thể giúp tiến độ công việc của bạn nhanh hơn. Nếu bạn chưa biết đến nó, hãy lên kế hoạch tìm hiểu và trải nghiệm. 

(2) Hãy cụ thể: Điều này giúp bạn biết được bạn cần bắt đầu từ đâu. Chẳng hạn khi bạn muốn học về giao tiếp, bạn muốn học khía cạnh nào trước của kỹ năng giao tiếp: giao tiếp trong công việc, giao tiếp trong các mối quan hệ cá nhân, giao tiếp quốc tế, hay giao tiếp xã hội. 

(3) Hãy bắt đầu nhỏ: Việc bắt đầu từ các bước nhỏ sẽ giúp bạn hiểu rõ từng phần chi tiết trong một kỹ năng tổng thể. Từ đó bạn có cơ sở để ghi nhớ những gì đã tìm hiểu trong thời gian dài hơn.

Kỹ thuật Feynman khi học một kỹ năng mới
Kỹ thuật Feynman khi học một kỹ năng mới

Kỹ thuật Feynman khi học một kỹ năng mới

b. Chia sẻ kỹ năng vừa học với người khác

Sau một quá trình đọc tài liệu, tìm hiểu một kỹ năng mới, bạn có thể lầm tưởng rằng mình đã biết nhiều về nó. Dù vậy, sẽ có những phần kiến thức đang còn hổng. Một cách để bạn ôn tập kiến thức của mình là tự dạy lại cho người khác. Bạn hãy viết ra tất cả những gì bạn biết về chủ đề đó như thể bạn đang giải thích cho một em bé 5 tuổi. Việc này sẽ giúp bạn tổ chức ý tưởng và đồng thời phát hiện những điểm mà mình chưa hiểu sâu.
Bên cạnh đó, những câu hỏi từ người nghe cũng là cơ hội để bạn nắm bắt kỹ năng của mình ở một góc nhìn mới.

c. Quay trở lại tài liệu nguồn nếu bạn gặp khó khăn

Vì đang học những gì bạn chưa biết nên sẽ không tránh khỏi những lúc bạn cảm thấy “mắc kẹt" ở giai đoạn nào đó và không thể đi tiếp. Những lúc này, bạn có thể ôn lại kiến thức thông qua việc đọc lại cuốn sách, nghe lại bài giảng, nghe podcast liên quan đến chủ đề bạn đang nghiên cứu hoặc trò chuyện với một người có kinh nghiệm hơn. 
Việc này giúp bạn rút ra những điểm quan trọng từ thông tin ban đầu và lấp đầy những lỗ hổng trong kiến thức của mình. Việc tiếp xúc với thông tin một cách chủ động không chỉ giúp bạn hiểu sâu hơn mà còn hỗ trợ quá trình ghi nhớ dài hạn. Từ đó, bạn sẽ biết cách sử dụng kiến thức một cách linh hoạt trong tương lai.

d. Đơn giản hóa kiến thức đã học và tạo sự liên hệ

Một điều quan trọng khi học hỏi bất kỳ điều gì là bạn cần phân biệt giữa việc ghi nhớ và hiểu rõ. Có thể bạn đã dành nhiều giờ để học thuộc những khái niệm hay thuật ngữ chuyên ngành, song đó không phải là tất cả những gì bạn cần. Linh đồng ý rằng bạn cần có sự hiểu biết về mặt lý thuyết khi học một kỹ năng mới. Dù vậy, hãy trở lại mục đích ban đầu bạn muốn phát triển kỹ năng đó là gì? Có phải là để bạn có thể áp dụng kỹ năng này vào công việc và cuộc sống của mình không?
Đó chính là lý do bạn cần học cách đơn giản hóa những điều đã tiếp cận để thực sự hiểu nó. Khi đã hiểu sâu, bạn có khả năng ghi nhớ lâu hơn. Đồng thời, trong quá trình thực hành, bạn cũng có cơ hội liên kết, mở rộng những gì đã biết để xử lý tình huống trong một phạm vi rộng hơn. Giống như khi bạn biết “A + B = AB” thì bạn cần suy luận được “AB - B = A". Trong nhiều tình huống, cách áp dụng và suy luận trong giải quyết vấn đề sẽ tạo ra khác biệt lớn giữa hai người khi cùng học một kỹ năng.

2. Những lưu ý quan trọng khi học một kỹ năng mới

a. Thử nghiệm các cách tiếp cận khác nhau

Có nhiều phương pháp để bạn có thể tiếp cận và học hỏi một kỹ năng mới. Nhiệm vụ của bạn là cần tìm ra phương pháp phù hợp với mình để tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất. Một cách hiệu quả là hãy thử nghiệm nhiều cách tiếp cận khác nhau. Mục tiêu là không giới hạn bản thân vào một phương pháp duy nhất và tạo sự mở rộng trong quá trình học.
Một điều khác bạn cần lưu ý là, một cách học hiệu quả với người khác không có nghĩa là nó sẽ hiệu quả với bạn. Người đồng nghiệp bên cạnh bạn đã tiến bộ tiếng Anh nhờ vào việc đọc sách song ngữ. Nếu bạn là người không có hứng thú với việc đọc sách thì cách tiếp cận đó chắc chắn không phù hợp để bạn học ngoại ngữ. Thay vào đó bạn hãy thử những cách khác như sử dụng ứng dụng học tiếng Anh, xem phim, nghe podcast, hay nghe nhạc tiếng Anh. Việc thử nghiệm các cách thức khác nhau, theo dõi hiệu quả chúng mang lại cũng như mức độ hứng khởi của bản thân, bạn sẽ biết được đâu là giải pháp tuyệt vời dành cho mình. 

b. Tầm quan trọng của việc thực hành

Những gì bạn học được mãi chỉ là lý thuyết nếu bạn không thực sự luyện tập để phát triển nó. Rõ ràng, bạn không thể thuyết trình lưu loát nếu chỉ đọc sách về giao tiếp. Bạn cũng không thể biết bơi dù đã xem hàng trăm video dạy bơi nếu không dám nhảy xuống hồ và chấp nhận sẽ uống một vài ngụm nước lúc ban đầu.
Tác giả người Mỹ Dan Coyle đã đề xuất một quy tắc mà Linh thấy rất phù hợp để áp dụng một kỹ năng mới. Đó là quy tắc 2/3. Điều đó có nghĩa là khi bạn muốn rèn luyện hay học hỏi về chủ đề nào đó, hãy dành 1/3 thời gian học của bạn để nghiên cứu. Với 2/3 thời gian còn lại, hãy tập trung vào việc thực hành. Bởi vì theo Dan Coyle, bộ não của chúng ta tiến hóa để học bằng cách làm chứ không phải bằng cách nghe về chúng.

c. Đừng bỏ cuộc sau “giai đoạn trăng mật”

Khi bắt đầu suy nghĩ về việc học một kỹ năng mới, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và vô cùng hào hứng. Trạng thái cảm xúc này đến từ việc bạn cảm thấy hài lòng với bản thân khi nhìn thấy những thành tựu đầu tiên. Đây có thể xem là “giai đoạn trăng mật" của quá trình tiếp nhận một kiến thức mới.
Dù vậy một tin buồn là giai đoạn này sẽ khó kéo dài, đặc biệt là khi bạn vấp phải những khó khăn trong quá trình học. Bạn cũng có thể cảm thấy nản chí vì đã dành nhiều công sức nhưng không nhìn thấy rõ sự tiến bộ hay một kết quả nào cụ thể. Rất nhiều người không thể theo đuổi mục tiêu của mình đến cùng vì bỏ cuộc ở giai đoạn này. 
Để tránh lặp lại điều này, bạn cần thiết lập cho mình một kế hoạch để kiên trì thực hiện ngay cả khi đã bước qua “giai đoạn trăng mật". Dành cố định 5 phút hay 10 phút mỗi ngày là điều Linh vẫn thường làm khi học một cái gì đó mới. Ngay cả khi bận việc hay cảm thấy lười biếng, bạn vẫn phải cam kết với bản thân thực hiện 5 phút đó bằng bất cứ giá nào. Chính cam kết có vẻ khó tính này sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt trong hành trình chinh phục kỹ năng mới của mình. 

Lời kết

Giáo sư Đại học Joseph Weintraub từng nói: Thường phải mất 6 tháng hoặc hơn để phát triển một kỹ năng mới. Và có thể phải mất nhiều thời gian hơn để người khác nhìn thấy và đánh giá cao nó. Vì những người xung quanh bạn sẽ chỉ nhận thấy 10% trong mỗi 100% thay đổi mà bạn thực hiện.
Chúc các bạn luôn kiên trì với hành trình hoàn thiện mình và sớm tận hưởng được thành quả xứng đáng!

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Bạn không biết những gì bạn không biết. Vì vậy, khi có một kỹ năng cần thiết mà bạn thấy mình còn thiếu, một lĩnh vực mới mà bạn đang hứng thú, hay chỉ đơn giản là bạn muốn mở rộng giới hạn của bản thân, Linh đề nghị là bạn hãy thử học chúng. Dù kỹ năng đó là gì, Linh tin rằng đó sẽ là “một dấu chấm" nhỏ giúp bạn làm phong phú thêm vốn hiểu biết của mình. Và khi cơ hội đến, bạn sẽ biết cách kết nối và sáng tạo dựa trên những dấu chấm mà mình đã tích lũy. 

1. Kỹ thuật Feynman khi học một kỹ năng mới

a. Chọn một khái niệm để học

Trước khi bắt đầu quá trình học tập, bạn cần biết rõ mình đang muốn hiểu biết hay phát triển một kỹ năng ở khía cạnh nào. Dưới đây là một vài lưu ý cho bạn:


Hành trình vạn dặm, bắt đầu từ một bước chân.

-Lão Tử

(1) Hãy trung thực với những gì chưa biết: Lấy ví dụ trong một cuộc họp toàn công ty, mọi người đề cập đến một phần mềm mới có thể giúp tiến độ công việc của bạn nhanh hơn. Nếu bạn chưa biết đến nó, hãy lên kế hoạch tìm hiểu và trải nghiệm. 

(2) Hãy cụ thể: Điều này giúp bạn biết được bạn cần bắt đầu từ đâu. Chẳng hạn khi bạn muốn học về giao tiếp, bạn muốn học khía cạnh nào trước của kỹ năng giao tiếp: giao tiếp trong công việc, giao tiếp trong các mối quan hệ cá nhân, giao tiếp quốc tế, hay giao tiếp xã hội. 

(3) Hãy bắt đầu nhỏ: Việc bắt đầu từ các bước nhỏ sẽ giúp bạn hiểu rõ từng phần chi tiết trong một kỹ năng tổng thể. Từ đó bạn có cơ sở để ghi nhớ những gì đã tìm hiểu trong thời gian dài hơn.

Kỹ thuật Feynman khi học một kỹ năng mới

Kỹ thuật Feynman khi học một kỹ năng mới

b. Chia sẻ kỹ năng vừa học với người khác

Sau một quá trình đọc tài liệu, tìm hiểu một kỹ năng mới, bạn có thể lầm tưởng rằng mình đã biết nhiều về nó. Dù vậy, sẽ có những phần kiến thức đang còn hổng. Một cách để bạn ôn tập kiến thức của mình là tự dạy lại cho người khác. Bạn hãy viết ra tất cả những gì bạn biết về chủ đề đó như thể bạn đang giải thích cho một em bé 5 tuổi. Việc này sẽ giúp bạn tổ chức ý tưởng và đồng thời phát hiện những điểm mà mình chưa hiểu sâu.
Bên cạnh đó, những câu hỏi từ người nghe cũng là cơ hội để bạn nắm bắt kỹ năng của mình ở một góc nhìn mới.

c. Quay trở lại tài liệu nguồn nếu bạn gặp khó khăn

Vì đang học những gì bạn chưa biết nên sẽ không tránh khỏi những lúc bạn cảm thấy “mắc kẹt" ở giai đoạn nào đó và không thể đi tiếp. Những lúc này, bạn có thể ôn lại kiến thức thông qua việc đọc lại cuốn sách, nghe lại bài giảng, nghe podcast liên quan đến chủ đề bạn đang nghiên cứu hoặc trò chuyện với một người có kinh nghiệm hơn. 
Việc này giúp bạn rút ra những điểm quan trọng từ thông tin ban đầu và lấp đầy những lỗ hổng trong kiến thức của mình. Việc tiếp xúc với thông tin một cách chủ động không chỉ giúp bạn hiểu sâu hơn mà còn hỗ trợ quá trình ghi nhớ dài hạn. Từ đó, bạn sẽ biết cách sử dụng kiến thức một cách linh hoạt trong tương lai.

d. Đơn giản hóa kiến thức đã học và tạo sự liên hệ

Một điều quan trọng khi học hỏi bất kỳ điều gì là bạn cần phân biệt giữa việc ghi nhớ và hiểu rõ. Có thể bạn đã dành nhiều giờ để học thuộc những khái niệm hay thuật ngữ chuyên ngành, song đó không phải là tất cả những gì bạn cần. Linh đồng ý rằng bạn cần có sự hiểu biết về mặt lý thuyết khi học một kỹ năng mới. Dù vậy, hãy trở lại mục đích ban đầu bạn muốn phát triển kỹ năng đó là gì? Có phải là để bạn có thể áp dụng kỹ năng này vào công việc và cuộc sống của mình không?
Đó chính là lý do bạn cần học cách đơn giản hóa những điều đã tiếp cận để thực sự hiểu nó. Khi đã hiểu sâu, bạn có khả năng ghi nhớ lâu hơn. Đồng thời, trong quá trình thực hành, bạn cũng có cơ hội liên kết, mở rộng những gì đã biết để xử lý tình huống trong một phạm vi rộng hơn. Giống như khi bạn biết “A + B = AB” thì bạn cần suy luận được “AB - B = A". Trong nhiều tình huống, cách áp dụng và suy luận trong giải quyết vấn đề sẽ tạo ra khác biệt lớn giữa hai người khi cùng học một kỹ năng.

2. Những lưu ý quan trọng khi học một kỹ năng mới

a. Thử nghiệm các cách tiếp cận khác nhau

Có nhiều phương pháp để bạn có thể tiếp cận và học hỏi một kỹ năng mới. Nhiệm vụ của bạn là cần tìm ra phương pháp phù hợp với mình để tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất. Một cách hiệu quả là hãy thử nghiệm nhiều cách tiếp cận khác nhau. Mục tiêu là không giới hạn bản thân vào một phương pháp duy nhất và tạo sự mở rộng trong quá trình học.
Một điều khác bạn cần lưu ý là, một cách học hiệu quả với người khác không có nghĩa là nó sẽ hiệu quả với bạn. Người đồng nghiệp bên cạnh bạn đã tiến bộ tiếng Anh nhờ vào việc đọc sách song ngữ. Nếu bạn là người không có hứng thú với việc đọc sách thì cách tiếp cận đó chắc chắn không phù hợp để bạn học ngoại ngữ. Thay vào đó bạn hãy thử những cách khác như sử dụng ứng dụng học tiếng Anh, xem phim, nghe podcast, hay nghe nhạc tiếng Anh. Việc thử nghiệm các cách thức khác nhau, theo dõi hiệu quả chúng mang lại cũng như mức độ hứng khởi của bản thân, bạn sẽ biết được đâu là giải pháp tuyệt vời dành cho mình. 

b. Tầm quan trọng của việc thực hành

Những gì bạn học được mãi chỉ là lý thuyết nếu bạn không thực sự luyện tập để phát triển nó. Rõ ràng, bạn không thể thuyết trình lưu loát nếu chỉ đọc sách về giao tiếp. Bạn cũng không thể biết bơi dù đã xem hàng trăm video dạy bơi nếu không dám nhảy xuống hồ và chấp nhận sẽ uống một vài ngụm nước lúc ban đầu.
Tác giả người Mỹ Dan Coyle đã đề xuất một quy tắc mà Linh thấy rất phù hợp để áp dụng một kỹ năng mới. Đó là quy tắc 2/3. Điều đó có nghĩa là khi bạn muốn rèn luyện hay học hỏi về chủ đề nào đó, hãy dành 1/3 thời gian học của bạn để nghiên cứu. Với 2/3 thời gian còn lại, hãy tập trung vào việc thực hành. Bởi vì theo Dan Coyle, bộ não của chúng ta tiến hóa để học bằng cách làm chứ không phải bằng cách nghe về chúng.

c. Đừng bỏ cuộc sau “giai đoạn trăng mật”

Khi bắt đầu suy nghĩ về việc học một kỹ năng mới, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và vô cùng hào hứng. Trạng thái cảm xúc này đến từ việc bạn cảm thấy hài lòng với bản thân khi nhìn thấy những thành tựu đầu tiên. Đây có thể xem là “giai đoạn trăng mật" của quá trình tiếp nhận một kiến thức mới.
Dù vậy một tin buồn là giai đoạn này sẽ khó kéo dài, đặc biệt là khi bạn vấp phải những khó khăn trong quá trình học. Bạn cũng có thể cảm thấy nản chí vì đã dành nhiều công sức nhưng không nhìn thấy rõ sự tiến bộ hay một kết quả nào cụ thể. Rất nhiều người không thể theo đuổi mục tiêu của mình đến cùng vì bỏ cuộc ở giai đoạn này. 
Để tránh lặp lại điều này, bạn cần thiết lập cho mình một kế hoạch để kiên trì thực hiện ngay cả khi đã bước qua “giai đoạn trăng mật". Dành cố định 5 phút hay 10 phút mỗi ngày là điều Linh vẫn thường làm khi học một cái gì đó mới. Ngay cả khi bận việc hay cảm thấy lười biếng, bạn vẫn phải cam kết với bản thân thực hiện 5 phút đó bằng bất cứ giá nào. Chính cam kết có vẻ khó tính này sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt trong hành trình chinh phục kỹ năng mới của mình. 

Lời kết

Giáo sư Đại học Joseph Weintraub từng nói: Thường phải mất 6 tháng hoặc hơn để phát triển một kỹ năng mới. Và có thể phải mất nhiều thời gian hơn để người khác nhìn thấy và đánh giá cao nó. Vì những người xung quanh bạn sẽ chỉ nhận thấy 10% trong mỗi 100% thay đổi mà bạn thực hiện.
Chúc các bạn luôn kiên trì với hành trình hoàn thiện mình và sớm tận hưởng được thành quả xứng đáng!

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.