Trong một thế giới nơi hàng trăm ứng viên với những bộ hồ sơ ấn tượng cạnh tranh cho một vị trí, làm thế nào để bạn thực sự nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng? Bí mật không nằm ở số lượng dự án bạn đã tham gia hay những bằng cấp bạn sở hữu, mà ở cách bạn thể hiện tư duy của mình. Một câu trả lời có cấu trúc, một câu hỏi thông minh có thể khiến bạn trở thành ứng viên hàng đầu, thậm chí trước cả khi bạn rời khỏi buổi phòng phỏng vấn. 

Dưới đây là 3 kỹ năng mà Linh đánh giá cao ở một ứng viên trong một buổi phỏng vấn:

1. Biết cách cơ cấu cấu trả lời

Nhiều năm trước đây, khi nhắc tới trả lời phỏng vấn, phần lớn chúng ta sẽ lên mạng tìm một vài câu trả lời mẫu và cố gắng học thuộc chúng. Những câu trả lời mẫu kiểu này thường không được đánh giá cao. Hãy thử tưởng tượng, nhà tuyển dụng đã phỏng vấn bao nhiêu ứng viên trước đây? Họ có thể dễ dàng nhận ra những câu trả lời tương tự nhau, và đánh giá thấp về bạn.

Thay vì một câu trả lời hay, điều nhà tuyển dụng tìm kiếm là một ứng viên phù hợp với vị trí đang tuyển dụng, với văn hoá doanh nghiệp của họ. Họ muốn nghe nhiều hơn về các dự án mà bạn đã tham gia, các thử thách đã vượt qua, và những thành công bạn đã đạt được. 

Tất nhiên, nhà tuyển dụng cũng không có thời gian nghe bạn kể lể dông dài. Dưới đây là hai mô hình giúp bạn cơ cấu câu trả lời của mình. Bởi vì cách bạn kể chuyện cũng cho thấy tư duy và mức độ chuyên nghiệp của mình.

a. Mô hình STAR:

i. Tình huống (Situation): Miêu tả ngắn gọn về tình huống, dự án hoặc thử thách bạn đã gặp phải.

ii. Nhiệm vụ (Task): Xác định những nhiệm vụ bạn cần hoàn thành trong các tình huống đó.

iii. Hành động (Action): Giải thích chi tiết các bước bạn đã thực hiện để giải quyết vấn đề.

iv. Kết quả (Result): Nêu rõ kết quả đạt được sau khi thực hiện các hành động.

Ví dụ: Câu hỏi phỏng vấn: "Hãy kể về một lần bạn đã giải quyết một vấn đề phức tạp."

i. Tình huống (Situation): 

- Trong dự án phần mềm gần đây tại công ty trước, chúng tôi phát hiện một lỗi nghiêm trọng trong hệ thống quản lý khách hàng, dẫn đến việc dữ liệu không được cập nhật chính xác.

ii. Nhiệm vụ (Task): 

- Nhiệm vụ của tôi là dẫn dắt đội ngũ kỹ thuật tìm ra nguồn gốc của lỗi và sửa chữa lỗi này trước khi ảnh hưởng đến các báo cáo tài chính quý.

iii. Hành động (Action): 

- Tôi tổ chức một loạt các buổi brainstorming để xác định vấn đề, sau đó phân chia công việc để tiến hành kiểm tra kỹ thuật chi tiết hơn. Tôi cũng thực hiện liên lạc hàng ngày với đội nhóm và các phòng ban liên quan để cập nhật tiến độ và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

iv. Kết quả (Result): 

- Lỗi được xác định và sửa chữa trong vòng 2 tuần, giúp công ty tiết kiệm được một lượng lớn chi phí và tránh ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín. Dự án sau đó được đánh giá cao bởi ban lãnh đạo và tôi được công nhận với giải thưởng "Nhân viên xuất sắc" cho quý đó.

b. Quy tắc PEE:

i. Nêu ra điểm chính (Point): Điểm này nên thể hiện được khả năng và kinh nghiệm của bạn liên quan đến câu hỏi.

ii. Cung cấp ví dụ cụ thể để minh họa (Evidence): Ví dụ nên cụ thể, dễ hiểu và có liên quan đến công việc bạn ứng tuyển.

iii. Phân tích và giải thích ví dụ (Explain): Nêu rõ vai trò của bạn trong ví dụ và kết quả đạt được. Liên hệ ví dụ với yêu cầu của công việc để chứng minh bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Ví dụ: Câu hỏi phỏng vấn: "Hãy kể về một lần bạn đã giải quyết một vấn đề phức tạp."

i. Điểm chính (Point):

- Tôi có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp và nâng cao hiệu suất công việc trong môi trường áp lực.

ii. Cung cấp ví dụ cụ thể để minh họa (Evidence): 

- Ví dụ điển hình là tình huống tại công ty trước, khi chúng tôi phát hiện một lỗi nghiêm trọng trong hệ thống quản lý khách hàng, làm dữ liệu không được cập nhật chính xác. Với vai trò là người dẫn dắt đội ngũ kỹ thuật, tôi đã đối mặt với thách thức không nhỏ: tìm ra và sửa chữa lỗi trước khi nó ảnh hưởng đến báo cáo tài chính quý.

iii. Phân tích và giải thích ví dụ (Explain): 

- Để giải quyết vấn đề, tôi tổ chức các buổi brainstorming để xác định vấn đề, sau đó phân chia công việc và thực hiện kiểm tra kỹ thuật chi tiết hơn. Qua quá trình liên lạc hàng ngày với đội nhóm và các phòng ban liên quan để điều chỉnh kế hoạch một cách linh hoạt, chúng tôi không chỉ xác định được nguồn gốc của lỗi mà còn sửa chữa nó trong vòng 2 tuần. Kết quả là, công ty không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn giữ vững uy tín trên thị trường.

- Sự thành công này không chỉ chứng minh khả năng giải quyết vấn đề dưới áp lực của tôi mà còn cho thấy tôi có thể đảm bảo kết quả công việc cao ngay cả trong tình huống khó khăn.

Cách cơ cấu câu trả lời: Mô hình STAR - Mô hình PEE
Cách cơ cấu câu trả lời: Mô hình STAR - Mô hình PEE

2. Đặt câu hỏi thông minh

Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên biết đặt ra những câu hỏi chất lượng, bởi điều này không chỉ cho thấy bạn đã dành thời gian nghiên cứu về công ty và vị trí công việc, mà còn thể hiện bạn đang tìm kiếm một nơi làm việc phù hợp với giá trị và mục tiêu nghề nghiệp của mình. Bạn cần lưu ý:
(1) Tránh những câu hỏi dễ tìm thấy câu trả lời trên mạng hoặc trong phần mô tả công việc.
(2) Áp dụng kỹ thuật “đặt câu hỏi ngược": Kỹ thuật này bao gồm việc sử dụng thông tin hoặc câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra và biến nó thành một câu hỏi mà bạn trả lại cho họ. Điều này không chỉ giúp làm sâu sắc thêm cuộc trò chuyện mà còn thể hiện rằng bạn đang lắng nghe một cách chủ động và suy nghĩ một cách sâu sắc về vấn đề. Ví dụ: 
(a) Nếu nhà tuyển dụng hỏi: "Bạn nghĩ sao về việc làm việc dưới áp lực?" Bạn có thể hỏi lại: "Anh/chị có thể chia sẻ thêm về những tình huống áp lực mà đội ngũ thường gặp phải không?"
(b) Nếu được hỏi về kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn có thể đáp lại: "Anh/chị có thể cho tôi biết thêm về một số thách thức cụ thể mà đội ngũ của công ty hiện đang đối mặt không?
(3) Hỏi những câu hỏi thể hiện sự quan tâm sâu sắc của bạn đến cơ hội làm việc và khả năng đóng góp cho công ty: Văn hóa công ty, dự án công ty đang tập trung, chương trình đào tạo cho nhân viên mới, cơ hội phát triển hay thử thách trong vị trí này.
(4) Tập trung vào những câu hỏi mở: Câu hỏi mở là những câu hỏi không thể trả lời đơn giản bằng "có" hoặc "không", mà yêu cầu người trả lời cung cấp thông tin chi tiết, quan điểm cá nhân, hoặc chia sẻ kinh nghiệm. Ví dụ:
(a) "Anh/chị có thể miêu tả một ngày làm việc bình thường cho vị trí này không?"
(b) "Trong quá khứ, những nhân viên thành công ở vị trí này đã có những đóng góp gì cho công ty?"
(c) "Công ty xem xét và đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên như thế nào?"

3. Trung thực thừa nhận mình không biết những gì mình không biết

Trong một số trường hợp, bạn có thể không biết chính xác câu trả lời cho câu hỏi của nhà tuyển dụng. Thay vì cố gắng đoán mò hay lo lắng, hãy tự tin thừa nhận rằng bạn không biết. 
Linh đã có trải nghiệm thực tế về tình huống này khi phỏng vấn một bạn trước đây. Trong phần lớn thời gian của buổi phỏng vấn, Linh đã rất ấn tượng. Chỉ với những gì bạn chia sẻ, Linh cũng sẵn sàng tuyển dụng bạn. Để mở rộng, Linh đã hỏi thêm về một nhóm kỹ năng mà có thể bạn chưa biết. Bạn trả lời là mình đã từng làm và cố gắng trình bày các bước. Đây là lĩnh vực mà Linh có kinh nghiệm nên Linh dễ dàng nhận thấy những điểm chưa đúng trong câu trả lời của bạn. Linh biết là bạn chưa từng làm công việc này và chỉ nghe mô tả lại trong các cuộc họp. Điều này tạo nên một chiếc cờ đỏ trong lòng Linh về thái độ trung thực của bạn.
Một sai lầm phổ biến của các bạn ứng viên là cố gắng “tạo ra" câu trả lời hoàn hảo nhất và thể hiện mình biết tất cả những gì được hỏi. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, khi đã ngồi ở vị trí phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ có đủ kinh nghiệm để xác thực câu trả lời của bạn. Do đó hãy trung thực với những kỹ năng của mình ngay cả khi bạn chưa biết về nó. Điều quan trọng là bạn cho thấy mình luôn sẵn sàng học hỏi và thay đổi.

Lời kết

Trong mọi cuộc phỏng vấn, sự trung thực và khao khát học hỏi luôn là chìa khóa dẫn đến thành công. Nhà tuyển dụng không mong đợi bạn biết tất cả mọi thứ, nhưng thái độ sẵn sàng học hỏi và thích ứng với những điều mới mẻ sẽ luôn được đánh giá cao. Điều này không chỉ áp dụng trong phòng phỏng vấn mà còn trong mọi khía cạnh của sự nghiệp và cuộc sống. 
Dù bạn đang ở đâu trong hành trình nghề nghiệp của mình, hãy nhớ rằng: "Sẵn sàng thăng tiến - không chỉ luôn thăng tiến - là điều quan trọng. Tôi có xu hướng tìm kiếm những người không chỉ tập trung vào thăng tiến theo chiều dọc mà còn nghĩ đến việc mở rộng tầm nhìn và bộ kỹ năng của họ để họ có thể linh hoạt hơn trong tương lai." - Sapna Chadha. Đây là lời nhắc nhở mạnh mẽ mà Linh muốn chia sẻ cùng bạn về tầm quan trọng của việc phát triển bản thân một cách toàn diện, không chỉ vì sự nghiệp mà còn vì sự phát triển cá nhân không ngừng.

Viết bởi

Thái Vân Linh

Thái Vân Linh có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Trong một thế giới nơi hàng trăm ứng viên với những bộ hồ sơ ấn tượng cạnh tranh cho một vị trí, làm thế nào để bạn thực sự nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng? Bí mật không nằm ở số lượng dự án bạn đã tham gia hay những bằng cấp bạn sở hữu, mà ở cách bạn thể hiện tư duy của mình. Một câu trả lời có cấu trúc, một câu hỏi thông minh có thể khiến bạn trở thành ứng viên hàng đầu, thậm chí trước cả khi bạn rời khỏi buổi phòng phỏng vấn. 

Dưới đây là 3 kỹ năng mà Linh đánh giá cao ở một ứng viên trong một buổi phỏng vấn:

1. Biết cách cơ cấu cấu trả lời

Nhiều năm trước đây, khi nhắc tới trả lời phỏng vấn, phần lớn chúng ta sẽ lên mạng tìm một vài câu trả lời mẫu và cố gắng học thuộc chúng. Những câu trả lời mẫu kiểu này thường không được đánh giá cao. Hãy thử tưởng tượng, nhà tuyển dụng đã phỏng vấn bao nhiêu ứng viên trước đây? Họ có thể dễ dàng nhận ra những câu trả lời tương tự nhau, và đánh giá thấp về bạn.

Thay vì một câu trả lời hay, điều nhà tuyển dụng tìm kiếm là một ứng viên phù hợp với vị trí đang tuyển dụng, với văn hoá doanh nghiệp của họ. Họ muốn nghe nhiều hơn về các dự án mà bạn đã tham gia, các thử thách đã vượt qua, và những thành công bạn đã đạt được. 

Tất nhiên, nhà tuyển dụng cũng không có thời gian nghe bạn kể lể dông dài. Dưới đây là hai mô hình giúp bạn cơ cấu câu trả lời của mình. Bởi vì cách bạn kể chuyện cũng cho thấy tư duy và mức độ chuyên nghiệp của mình.

a. Mô hình STAR:

i. Tình huống (Situation): Miêu tả ngắn gọn về tình huống, dự án hoặc thử thách bạn đã gặp phải.

ii. Nhiệm vụ (Task): Xác định những nhiệm vụ bạn cần hoàn thành trong các tình huống đó.

iii. Hành động (Action): Giải thích chi tiết các bước bạn đã thực hiện để giải quyết vấn đề.

iv. Kết quả (Result): Nêu rõ kết quả đạt được sau khi thực hiện các hành động.

Ví dụ: Câu hỏi phỏng vấn: "Hãy kể về một lần bạn đã giải quyết một vấn đề phức tạp."

i. Tình huống (Situation): 

- Trong dự án phần mềm gần đây tại công ty trước, chúng tôi phát hiện một lỗi nghiêm trọng trong hệ thống quản lý khách hàng, dẫn đến việc dữ liệu không được cập nhật chính xác.

ii. Nhiệm vụ (Task): 

- Nhiệm vụ của tôi là dẫn dắt đội ngũ kỹ thuật tìm ra nguồn gốc của lỗi và sửa chữa lỗi này trước khi ảnh hưởng đến các báo cáo tài chính quý.

iii. Hành động (Action): 

- Tôi tổ chức một loạt các buổi brainstorming để xác định vấn đề, sau đó phân chia công việc để tiến hành kiểm tra kỹ thuật chi tiết hơn. Tôi cũng thực hiện liên lạc hàng ngày với đội nhóm và các phòng ban liên quan để cập nhật tiến độ và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

iv. Kết quả (Result): 

- Lỗi được xác định và sửa chữa trong vòng 2 tuần, giúp công ty tiết kiệm được một lượng lớn chi phí và tránh ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín. Dự án sau đó được đánh giá cao bởi ban lãnh đạo và tôi được công nhận với giải thưởng "Nhân viên xuất sắc" cho quý đó.

b. Quy tắc PEE:

i. Nêu ra điểm chính (Point): Điểm này nên thể hiện được khả năng và kinh nghiệm của bạn liên quan đến câu hỏi.

ii. Cung cấp ví dụ cụ thể để minh họa (Evidence): Ví dụ nên cụ thể, dễ hiểu và có liên quan đến công việc bạn ứng tuyển.

iii. Phân tích và giải thích ví dụ (Explain): Nêu rõ vai trò của bạn trong ví dụ và kết quả đạt được. Liên hệ ví dụ với yêu cầu của công việc để chứng minh bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Ví dụ: Câu hỏi phỏng vấn: "Hãy kể về một lần bạn đã giải quyết một vấn đề phức tạp."

i. Điểm chính (Point):

- Tôi có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp và nâng cao hiệu suất công việc trong môi trường áp lực.

ii. Cung cấp ví dụ cụ thể để minh họa (Evidence): 

- Ví dụ điển hình là tình huống tại công ty trước, khi chúng tôi phát hiện một lỗi nghiêm trọng trong hệ thống quản lý khách hàng, làm dữ liệu không được cập nhật chính xác. Với vai trò là người dẫn dắt đội ngũ kỹ thuật, tôi đã đối mặt với thách thức không nhỏ: tìm ra và sửa chữa lỗi trước khi nó ảnh hưởng đến báo cáo tài chính quý.

iii. Phân tích và giải thích ví dụ (Explain): 

- Để giải quyết vấn đề, tôi tổ chức các buổi brainstorming để xác định vấn đề, sau đó phân chia công việc và thực hiện kiểm tra kỹ thuật chi tiết hơn. Qua quá trình liên lạc hàng ngày với đội nhóm và các phòng ban liên quan để điều chỉnh kế hoạch một cách linh hoạt, chúng tôi không chỉ xác định được nguồn gốc của lỗi mà còn sửa chữa nó trong vòng 2 tuần. Kết quả là, công ty không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn giữ vững uy tín trên thị trường.

- Sự thành công này không chỉ chứng minh khả năng giải quyết vấn đề dưới áp lực của tôi mà còn cho thấy tôi có thể đảm bảo kết quả công việc cao ngay cả trong tình huống khó khăn.

Cách cơ cấu câu trả lời: Mô hình STAR - Mô hình PEE
Cách cơ cấu câu trả lời: Mô hình STAR - Mô hình PEE

2. Đặt câu hỏi thông minh

Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên biết đặt ra những câu hỏi chất lượng, bởi điều này không chỉ cho thấy bạn đã dành thời gian nghiên cứu về công ty và vị trí công việc, mà còn thể hiện bạn đang tìm kiếm một nơi làm việc phù hợp với giá trị và mục tiêu nghề nghiệp của mình. Bạn cần lưu ý:
(1) Tránh những câu hỏi dễ tìm thấy câu trả lời trên mạng hoặc trong phần mô tả công việc.
(2) Áp dụng kỹ thuật “đặt câu hỏi ngược": Kỹ thuật này bao gồm việc sử dụng thông tin hoặc câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra và biến nó thành một câu hỏi mà bạn trả lại cho họ. Điều này không chỉ giúp làm sâu sắc thêm cuộc trò chuyện mà còn thể hiện rằng bạn đang lắng nghe một cách chủ động và suy nghĩ một cách sâu sắc về vấn đề. Ví dụ: 
(a) Nếu nhà tuyển dụng hỏi: "Bạn nghĩ sao về việc làm việc dưới áp lực?" Bạn có thể hỏi lại: "Anh/chị có thể chia sẻ thêm về những tình huống áp lực mà đội ngũ thường gặp phải không?"
(b) Nếu được hỏi về kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn có thể đáp lại: "Anh/chị có thể cho tôi biết thêm về một số thách thức cụ thể mà đội ngũ của công ty hiện đang đối mặt không?
(3) Hỏi những câu hỏi thể hiện sự quan tâm sâu sắc của bạn đến cơ hội làm việc và khả năng đóng góp cho công ty: Văn hóa công ty, dự án công ty đang tập trung, chương trình đào tạo cho nhân viên mới, cơ hội phát triển hay thử thách trong vị trí này.
(4) Tập trung vào những câu hỏi mở: Câu hỏi mở là những câu hỏi không thể trả lời đơn giản bằng "có" hoặc "không", mà yêu cầu người trả lời cung cấp thông tin chi tiết, quan điểm cá nhân, hoặc chia sẻ kinh nghiệm. Ví dụ:
(a) "Anh/chị có thể miêu tả một ngày làm việc bình thường cho vị trí này không?"
(b) "Trong quá khứ, những nhân viên thành công ở vị trí này đã có những đóng góp gì cho công ty?"
(c) "Công ty xem xét và đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên như thế nào?"

3. Trung thực thừa nhận mình không biết những gì mình không biết

Trong một số trường hợp, bạn có thể không biết chính xác câu trả lời cho câu hỏi của nhà tuyển dụng. Thay vì cố gắng đoán mò hay lo lắng, hãy tự tin thừa nhận rằng bạn không biết. 
Linh đã có trải nghiệm thực tế về tình huống này khi phỏng vấn một bạn trước đây. Trong phần lớn thời gian của buổi phỏng vấn, Linh đã rất ấn tượng. Chỉ với những gì bạn chia sẻ, Linh cũng sẵn sàng tuyển dụng bạn. Để mở rộng, Linh đã hỏi thêm về một nhóm kỹ năng mà có thể bạn chưa biết. Bạn trả lời là mình đã từng làm và cố gắng trình bày các bước. Đây là lĩnh vực mà Linh có kinh nghiệm nên Linh dễ dàng nhận thấy những điểm chưa đúng trong câu trả lời của bạn. Linh biết là bạn chưa từng làm công việc này và chỉ nghe mô tả lại trong các cuộc họp. Điều này tạo nên một chiếc cờ đỏ trong lòng Linh về thái độ trung thực của bạn.
Một sai lầm phổ biến của các bạn ứng viên là cố gắng “tạo ra" câu trả lời hoàn hảo nhất và thể hiện mình biết tất cả những gì được hỏi. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, khi đã ngồi ở vị trí phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ có đủ kinh nghiệm để xác thực câu trả lời của bạn. Do đó hãy trung thực với những kỹ năng của mình ngay cả khi bạn chưa biết về nó. Điều quan trọng là bạn cho thấy mình luôn sẵn sàng học hỏi và thay đổi.

Lời kết

Trong mọi cuộc phỏng vấn, sự trung thực và khao khát học hỏi luôn là chìa khóa dẫn đến thành công. Nhà tuyển dụng không mong đợi bạn biết tất cả mọi thứ, nhưng thái độ sẵn sàng học hỏi và thích ứng với những điều mới mẻ sẽ luôn được đánh giá cao. Điều này không chỉ áp dụng trong phòng phỏng vấn mà còn trong mọi khía cạnh của sự nghiệp và cuộc sống. 
Dù bạn đang ở đâu trong hành trình nghề nghiệp của mình, hãy nhớ rằng: "Sẵn sàng thăng tiến - không chỉ luôn thăng tiến - là điều quan trọng. Tôi có xu hướng tìm kiếm những người không chỉ tập trung vào thăng tiến theo chiều dọc mà còn nghĩ đến việc mở rộng tầm nhìn và bộ kỹ năng của họ để họ có thể linh hoạt hơn trong tương lai." - Sapna Chadha. Đây là lời nhắc nhở mạnh mẽ mà Linh muốn chia sẻ cùng bạn về tầm quan trọng của việc phát triển bản thân một cách toàn diện, không chỉ vì sự nghiệp mà còn vì sự phát triển cá nhân không ngừng.

Viết bởi

Thái Vân Linh

Thái Vân Linh có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.