BẠN NÊN LÀM GÌ KHI VỪA ĐÓN NHẬN THẤT BẠI TRONG CÔNG VIỆC?

Bạn nên làm gì khi vừa đón nhận thất bại trong công việc?
Bạn Nên Làm Gì Khi Vừa Đón Nhận Thất Bại Trong Công Việc?

Với Linh, mỗi một sự cố không may xảy đến, bằng cách này hay cách khác, đều đang gửi đến những bài học để bạn hoàn thiện mình. Tuy nhiên trong lúc bối rối và thất vọng vì gặp thất bại, không phải lúc nào chúng ta cũng có đủ bình tĩnh để giải quyết vấn đề và rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Hôm nay, Linh sẽ chia sẻ 3 điều bạn nên làm khi đối mặt với thất bại tại nơi làm việc để kiểm soát tình hình tốt hơn và nhanh chóng vượt qua nó.

1. TRÌNH BÀY THẤT BẠI ĐÓ VỚI SẾP CỦA BẠN 

Rất nhiều người sẽ tìm cách che giấu đi những lỗi sai của mình vì sợ bị cấp trên la rầy hay đánh giá. Tuy nhiên việc bạn không thành thật khi có sự cố xảy ra đôi khi sẽ khiến hậu quả nặng nề hơn vì không được giải quyết kịp thời. Linh biết có những bạn nghĩ rằng mình có thể tự xử lý sự cố hoặc nhờ đồng nghiệp giúp đỡ. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng không phải lúc nào mọi việc cũng thuận lợi như vậy.

Lời khuyên của Linh là hãy thành thật trình bày thất bại đó với sếp của bạn. Và hãy làm điều này trước khi sếp bạn biết được vấn đề từ một nguồn thông tin khác không phải bạn. Có 2 điều quan trọng bạn cần nhớ khi trình bày sự cố với cấp trên của mình là:

(1) Trình bày vấn đề một cách ngắn gọn và có cơ cấu để sếp bạn có thể nhanh chóng hiểu được thay vì sếp phải tự mình tìm hiểu và phân tích tình huống bạn đang gặp phải.

(2) Đồng thời với việc trình bày về sự cố, bạn cần phải nêu ra được nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp. Nếu bạn chỉ luôn xuất hiện với vấn đề thay vì giải pháp, nghĩa là bạn chưa thật sự suy nghĩ sâu về nó.

Bằng cách này, bạn đang cho cấp trên của mình thấy được bạn là người dũng cảm thừa nhận sai lầm một cách thành thật. Bên cạnh đó bạn cũng đang thể hiện được khả năng xác định vấn đề cùng kỹ năng xử lý tình huống có cấu trúc và hiệu quả.

2. NHẬN TRÁCH NHIỆM VÀ KHÔNG ĐỔ LỖI

Việc đầu tiên mà bạn nên làm khi có sự cố phát sinh trong công việc của bạn là nhận trách nhiệm về bản thân mình thay vì tìm cách biện minh hay đổ lỗi. Vì dù nguyên nhân xuất phát từ đâu thì bạn cũng cần là người chịu trách nhiệm cuối cùng với kết quả công việc của mình. Linh biết nhiều bạn thường nghĩ việc nhận sai sót là chấp nhận sự yếu kém của mình nên tìm đủ mọi nguyên nhân để giải thích. Tuy nhiên, chính việc giải thích hay đổ lỗi mới là nhân tố chính chỉ ra sự yếu kém của bạn.

Ngược lại, nhận trách nhiệm là hành động thể hiện được sự chủ động của bạn trong việc nhìn ra thiếu sót của chính mình trước khi phân tích đến những yếu tố khách quan khác. Đây là một tư duy cần thiết và quan trọng để bạn luôn có ý thức phát triển bản thân của mình hơn nữa. Thêm vào đó, biết chịu trách nhiệm với công việc của mình còn cho thấy bạn đang có tiềm năng trở thành một người lãnh đạo. Vì một người lãnh đạo luôn biết cách bao quát và có tinh thần trách nhiệm cao với các công việc của mình.

Để không quá áp lực mỗi khi thừa nhận những sai sót trong công việc, bạn có thể nhắc nhở chính mình suy nghĩ này: Thất bại trong công việc là điều chỉ có thể hạn chế chứ không thể tránh khỏi. Khi một sự cố phát sinh hay một vấn đề xảy đến, điều đó không có nghĩa bạn là người thất bại toàn diện. Những trở ngại đó dù lớn lao và có khó khăn để xử lý đến đâu thì chúng cũng không đại diện hay thể hiện cho toàn bộ những phẩm chất của con người bạn. Công việc là một phần trong cuộc sống, và thất bại đó chỉ là một phần trong việc bạn chưa có đủ kinh nghiệm. Khi bạn biết nhận lấy trách nhiệm, xoay xở tìm giải pháp để giải quyết vấn đề là bạn đang trên hành trình học hỏi, phát triển, và hoàn thiện chính mình.

3. QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN

Trạng thái tâm lý thường thấy của chúng ta mỗi khi gặp thất bại là dễ bị xuống tinh thần và xuất hiện những cảm xúc tiêu cực. Điều này sẽ tác động đến quá trình bạn xác định tình trạng vấn đề và đưa ra giải pháp để xử lý tình huống nhanh chóng. Không chỉ vậy, những cảm xúc này còn có khả năng vượt khỏi phạm vi công việc và gây ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của bạn. Linh biết có khá nhiều bạn khi gặp thất bại trong công việc sẽ rơi vào cảm giác tự trách mình dẫn đến mất tự tin vào bản thân. Việc mắc kẹt trong những cảm xúc như vậy sẽ phần nào hạn chế đi niềm vui và các hoạt động khác xung quanh cuộc sống cá nhân của bạn.

Linh đã từng trải qua những điều trên trong thời gian đầu đi làm. Và bài học quan trọng mà Linh đã học được để sớm vượt qua những cảm giác tiêu cực trên là: Chấp nhận rằng thất bại là một phần trong công việc để mình có thể trưởng thành hơn. Mỗi sự cố xảy ra là một tín hiệu cho thấy bạn vẫn đang miệt mài tiến về phía trước. Điều cốt yếu là bạn cần phải bình tĩnh dành thời gian quan sát và rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình để tránh lặp lại cùng một sai lầm. Hãy tự tạo động lực cho mình bằng cách nghĩ về những mục tiêu sắp tới, những thành tựu bạn đã đạt được và cả những điểm mạnh mà bạn đang có.


Chấp nhận rằng thất bại là một phần trong công việc để mình có thể trưởng thành hơn. Mỗi sự cố xảy ra là một tín hiệu cho thấy bạn vẫn đang miệt mài tiến về phía trước. 

Linh đã từng trải qua những điều trên trong thời gian đầu đi làm. Và bài học quan trọng mà Linh đã học được để sớm vượt qua những cảm giác tiêu cực trên là: Chấp nhận rằng thất bại là một phần trong công việc để mình có thể trưởng thành hơn. Mỗi sự cố xảy ra là một tín hiệu cho thấy bạn vẫn đang miệt mài tiến về phía trước. Điều cốt yếu là bạn cần phải bình tĩnh dành thời gian quan sát và rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình để tránh lặp lại cùng một sai lầm. Hãy tự tạo động lực cho mình bằng cách nghĩ về những mục tiêu sắp tới, những thành tựu bạn đã đạt được và cả những điểm mạnh mà bạn đang có.

Diễn giả người Canna Robin S. Sharma có một câu nói mà Linh rất thích: “Cái giá của sự vĩ đại là trách nhiệm”. Trên thực tế, thông phải đợi đến khi trở thành một người quản lý thì bạn mới cần chú trọng đến yếu tố này. Dù bạn đang ở vị trí nào thì bạn cũng cần biết chịu trách nhiệm cho công việc của mình. Khác biệt ở đây chính là trách nhiệm ở từng vị trí mà bạn đảm nhiệm. Vị trí càng cao, trách nhiệm sẽ càng lớn. Vậy nên điều đầu tiên bạn cần trang bị cho mình khi muốn thăng tiến lên vị trí cao hơn là mở rộng khả năng chịu trách nhiệm của mình trong công việc.


Chấp nhận rằng thất bại là một phần trong công việc để mình có thể trưởng thành hơn. Mỗi sự cố xảy ra là một tín hiệu cho thấy bạn vẫn đang miệt mài tiến về phía trước.

Lời kết

Thay cho lời kết, Linh muốn chia sẻ với các bạn một câu nói mà Linh rất thích của Cựu phu nhân Tổng thống Mỹ Michelle Obama: “Thất bại là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành lẫn tạo dựng sức bật cho bản thân. Đừng ngại thất bại.” Có thể vào thời điểm đối mặt với thất bại bạn sẽ cảm thấy thật khó khăn và mất phương hướng. Nhưng rồi thất bại cũng chỉ là một sự cố mang tính thời điểm. Để sửa sai và làm lại tốt hơn, bạn không có cách nào khác phải trang bị khả năng đối mặt và vượt qua nó sớm nhất có thể.


Thất bại là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành lẫn tạo dựng sức bật cho bản thân. Đừng ngại thất bại.

- Michelle Obama

Thay cho lời kết, Linh muốn chia sẻ với các bạn một câu nói mà Linh rất thích của Cựu phu nhân Tổng thống Mỹ Michelle Obama: “Thất bại là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành lẫn tạo dựng sức bật cho bản thân. Đừng ngại thất bại.” Có thể vào thời điểm đối mặt với thất bại bạn sẽ cảm thấy thật khó khăn và mất phương hướng. Nhưng rồi thất bại cũng chỉ là một sự cố mang tính thời điểm. Để sửa sai và làm lại tốt hơn, bạn không có cách nào khác phải trang bị khả năng đối mặt và vượt qua nó sớm nhất có thể.


Thất bại là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành lẫn tạo dựng sức bật cho bản thân. Đừng ngại thất bại.

- Michelle Obama

Nhà Vật lý học Đan Mạch Niels Bohr từng nói: “Mọi sự khó khăn đều mang sẵn trong mình giải pháp. Nó buộc chúng ta phải thay đổi suy nghĩ để tìm ra.” Nếu bạn đang bị mắc kẹt trong một thời gian dài mà vẫn chưa có câu trả lời cho vấn đề của mình, đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thay đổi chiều hướng suy nghĩ. Giống như việc nhiều bạn có thể mắc phải 3 suy nghĩ sai lầm mà Linh vừa chia sẻ ở trên và không hiểu vì sao mình luôn cố gắng mà vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Bài viết này chính là câu trả lời cho bạn. Sau khi đọc đến đây, bạn hãy thử thiết lập lại những tư duy mới về công việc, qua đó hoạch định lộ trình thăng tiến cho mình nhé.


Hy vọng là 3 mẹo mà Linh chia sẻ ở trên hữu ích cho bạn. Linh chúc các bạn vượt qua thất bại thành công!