Bạn đã từng nghe câu nói này chưa: "Con chim đậu trên cành không bao giờ sợ cành cây gãy, bởi niềm tin của nó không đặt vào cành cây, mà đặt vào đôi cánh của chính mình." Khi bạn đủ cứng cáp, bạn hoàn toàn có thể tự tin vào khả năng giữ thăng bằng của bản thân dù hoàn cảnh xung quanh có biến động đến đâu chăng nữa.

Trong các mối liên hệ tình cảm, chúng ta cũng cần học cách yêu như cách chú chim đậu trên cành cây: Nương tựa nhưng không dựa dẫm. Nhờ đó, bạn có thể yêu một người thật nồng nhiệt, nhưng đồng thời vẫn giữ được bản thân mình. Bí quyết ở đây là gì?

1. Tránh Phụ Thuộc Vào Cảm Xúc Hoặc Tâm Lý

Khi yêu, chúng ta chia sẻ với đối phương về nhiều khía cạnh của cuộc sống. Chính trạng thái được nâng đỡ và đồng hành này sẽ giúp bạn cảm nhận được sự ấm áp để luôn muốn ở cạnh đối tác của mình. Đó là sự hỗ trợ về mặt cảm xúc và cũng là sợi dây gắn kết trong một mối quan hệ.
Điều này sẽ không có vấn đề gì cho đến khi sự hỗ trợ trở thành sự phụ thuộc về mặt cảm xúc. Ranh giới giữa hai trạng thái cảm xúc này trên thực tế rất mong manh. Bạn có thể quan sát một chút mối quan hệ của mình và phân biệt chúng với những dấu hiệu sau:

a) Hỗ trợ cảm xúc

Hỗ trợ về mặt cảm xúc là khi bạn đánh giá cao sự có mặt của một người để chia sẻ và trò chuyện. Người ấy giống như một tảng đá cứng cáp để trở thành điểm tựa mạnh mẽ cho bạn. Mỗi khi gặp sự cố, bị sóng gió cuộc đời xô đẩy, bạn có thể yên tâm chia sẻ những nỗi niềm sâu kín nhất của bản thân và biết rằng người ấy sẽ luôn thấu hiểu mà không đánh giá bất kỳ điều gì về bạn. Khi bạn cảm thấy buồn bã, bạn có thể kể chuyện, có thể tựa vào vai họ để khóc, để thể hiện những cảm xúc sâu thẳm trong lòng. Điều quan trọng là bạn chỉ mong họ lắng nghe mà không kỳ vọng đối phương làm gì thêm để nâng cao tâm trạng của bạn.
Một mối quan hệ phát triển trên tiêu chí hỗ trợ về mặt cảm xúc là mối quan hệ lành mạnh. Bạn không đặt áp lực lên đối phương để mang đến sự vui vẻ cho mình. Thay vào đó, các bạn thấu hiểu và đồng hành cùng nhau qua nhiều giai đoạn của cuộc sống. Bằng cách tôn trọng và chia sẻ cảm xúc một cách tự nhiên, bạn tạo ra không gian cho sự tự do và phát triển cá nhân, trong đó mỗi người đều có trách nhiệm và quyền tự chăm sóc và đem lại hạnh phúc cho bản thân.
Linh mời bạn nghe thêm về chủ đề này trong Tập 5 - Sự Cô Đơn của Series Podcast Yêu Lành Mùa 2.

b) Phụ thuộc cảm xúc

Phụ thuộc cảm xúc đồng nghĩa với việc chúng ta đặt tâm trạng của mình vào sự có mặt và hành động của người khác. Khi phụ thuộc vào một người, chúng ta đặt kỳ vọng họ đem lại những cảm giác chia sẻ, động viên để bản thân cảm thấy dễ chịu. Điều này dẫn đến cảm giác thất vọng khi đối phương không đáp ứng được những mong đợi đó. Điều này đặt nhiều áp lực và trách nhiệm không cần thiết lên vai người khác, đồng thời khiến chúng ta mất đi khả năng tự chăm sóc và tạo hạnh phúc cho bản thân.
Phân biệt giữa Hỗ trợ cảm xúc và Phụ thuộc cảm xúc

Phân biệt giữa Hỗ trợ cảm xúc và Phụ thuộc cảm xúc

2. Luôn Đầu Tư Vào Bản Thân Trong Mọi Giai Đoạn

a) Đầu tư về kiến thức, công việc chuyên môn 
Điều này không có nghĩa là chúng ta khước từ những mối quan hệ hẹn hò và chỉ tập trung cho sự nghiệp để không bị “từ chối". Linh nghĩ rằng nó giống như một lời nhắc nhở rằng bạn đừng bỏ qua việc nỗ lực để phát triển công việc bên cạnh việc nuôi dưỡng những hạt mầm tình cảm của mình.
Dù bạn đang ở trong một mối quan hệ hay đang độc thân thì việc chú trọng đầu tư vào kiến thức chuyên môn để tạo nền tảng vững chắc cho công việc vẫn rất quan trọng. Với công việc, bạn đang sử dụng thời gian của mình một cách có ý nghĩa và tạo ra giá trị. 
  • Một số phụ nữ chọn theo đuổi đàn ông, và một số phụ nữ chọn theo đuổi ước mơ của họ. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên đi theo con đường nào, hãy nhớ rằng sự nghiệp sẽ không bao giờ thức dậy và nói với bạn rằng nó không còn yêu bạn nữa.

    - Lady Gaga

Linh biết rất nhiều cặp đôi thường xuyên tranh cãi hay xuất hiện những bất đồng vì một người thì quá bận rộn, người còn lại thì có rất nhiều thời gian rảnh. Vì người bận rộn thì cảm thấy áp lực và không được cảm thông, còn người đang có nhiều thời gian hơn lại cảm thấy mình đang không được quan tâm đủ nhiều.
Một điều quan trọng khác, việc phát triển công việc chính là nền tảng để bạn xây dựng tài chính cá nhân vững chắc cho mình. Đây là “yếu tố cần” để bạn có thể sống một đời sống thoải mái và dễ dàng hơn khi đưa ra những lựa chọn cho bản thân hay gia đình của mình. Khi Linh quyết định trở về Việt Nam sinh sống, có một vài yếu tố cũng khiến Linh lo lắng như tiếng Việt của mình không giỏi, rồi không biết mình có tìm được một người bạn đời phù hợp ở Việt Nam không? Và yếu tố đã thúc đẩy Linh can đảm hơn với quyết định của mình là Linh đã có công việc ổn định và tài chính đủ để Linh có thể tự sống một cách độc lập. Đó là lý do mà khi không phải quá lo lắng về vấn đề chi tiêu tài chính, bạn có nhiều thời gian hơn để nghĩ về các kế hoạch phát triển bản thân và tận hưởng đời sống tinh thần phong phú. 
b) Đầu tư cho đời sống tinh thần cá nhân 
Nếu công việc cho bạn mục tiêu để phấn đấu và nỗ lực thì đời sống tinh thần sẽ là một khoảng không gian để bạn nghỉ ngơi, chăm sóc cho những sở thích của riêng bạn. Có rất nhiều cách để bạn có thể đầu tư cho đời sống tinh thần cá nhân của mình. Ví dụ như đọc thể loại sách hay xem bộ phim yêu thích, học một năng khiếu mới như làm bánh, chơi nhạc cụ. Tổng quát là hãy thúc đẩy bản thân bạn làm bất kỳ điều gì bạn cảm thấy vui vẻ và làm phong phú hơn đời sống tinh thần của mình.
Chúng ta thường nghĩ rằng khi hẹn hò với ai đó, mình sẽ muốn họ cùng làm với mình những sở thích này. Nhưng trên thực tế Linh nghĩ hai bạn cũng cần có thời gian với những “gạch đầu dòng” hứng thú riêng của mình. Ví dụ nếu chồng thích chơi golf thì bạn có thể đi tập thể dục hay làm đẹp gì đó (icon).
Một người biết cách tự nuôi dưỡng đời sống tinh thần của mình sẽ luôn biết cách tạo ra nguồn năng lượng tích cực trong cuộc sống. Đó giống như một “tài khoản tích trữ” để bạn có thể bình tĩnh vượt qua những lúc biến động trong mối quan hệ. Cũng với “tài khoản tích trữ” năng lượng ấy, bạn sẽ có thêm niềm tin vào khả năng tự sống vui vẻ theo cách mà bạn muốn mà không bị tác động quá nhiều từ những mối liên hệ khác. 

Lời kết

  • ​​Khi chúng ta yêu, chúng ta luôn phấn đấu để trở nên tốt hơn. Khi chúng ta phấn đấu trở nên tốt hơn, mọi thứ xung quanh chúng ta cũng trở nên tốt hơn.

    ​ - Paulo Coelho

Tình yêu thường bắt đầu với những cảm giác mến thương và gắn bó giữa hai người. Dù vậy khi thời gian qua đi, một lúc nào đó bạn bất chợt cảm thấy lạc lõng trong chính mối quan hệ của mình hay cảm thấy bị “bỏ rơi" bởi người mình từng đặt nhiều kỳ vọng. Linh muốn nói rằng bạn đừng quá lo lắng. Điều bạn cần làm là chậm lại, trở về tìm hiểu cảm giác của bản thân và chăm sóc đời sống của chính mình. Đó là cơ hội để bạn cho mối quan hệ của mình một khoảng nghỉ, đồng thời bắt đầu nuôi dưỡng lại những hạt mầm hạnh phúc từ bên trong thật khoẻ khoắn để có thể chia sẻ nhiều hơn trong mối quan hệ của mình.
Đến cuối cùng, tình yêu vẫn là một trải nghiệm cảm xúc mà chính bản thân mỗi người cần tự đi qua và cảm nhận sau đó rút ra bài học cho riêng mình. Các bạn có thể nghe thêm chia sẻ về các giai đoạn của tình yêu với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau qua Series Yêu Lành mùa 2 từ Linh và Vietcetera nhé!

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Bạn đã từng nghe câu nói này chưa: "Con chim đậu trên cành không bao giờ sợ cành cây gãy, bởi niềm tin của nó không đặt vào cành cây, mà đặt vào đôi cánh của chính mình." Khi bạn đủ cứng cáp, bạn hoàn toàn có thể tự tin vào khả năng giữ thăng bằng của bản thân dù hoàn cảnh xung quanh có biến động đến đâu chăng nữa.

Trong các mối liên hệ tình cảm, chúng ta cũng cần học cách yêu như cách chú chim đậu trên cành cây: Nương tựa nhưng không dựa dẫm. Nhờ đó, bạn có thể yêu một người thật nồng nhiệt, nhưng đồng thời vẫn giữ được bản thân mình. Bí quyết ở đây là gì?

1. Tránh Phụ Thuộc Vào Cảm Xúc Hoặc Tâm Lý

Khi yêu, chúng ta chia sẻ với đối phương về nhiều khía cạnh của cuộc sống. Chính trạng thái được nâng đỡ và đồng hành này sẽ giúp bạn cảm nhận được sự ấm áp để luôn muốn ở cạnh đối tác của mình. Đó là sự hỗ trợ về mặt cảm xúc và cũng là sợi dây gắn kết trong một mối quan hệ.
Điều này sẽ không có vấn đề gì cho đến khi sự hỗ trợ trở thành sự phụ thuộc về mặt cảm xúc. Ranh giới giữa hai trạng thái cảm xúc này trên thực tế rất mong manh. Bạn có thể quan sát một chút mối quan hệ của mình và phân biệt chúng với những dấu hiệu sau:

a) Hỗ trợ cảm xúc

Hỗ trợ về mặt cảm xúc là khi bạn đánh giá cao sự có mặt của một người để chia sẻ và trò chuyện. Người ấy giống như một tảng đá cứng cáp để trở thành điểm tựa mạnh mẽ cho bạn. Mỗi khi gặp sự cố, bị sóng gió cuộc đời xô đẩy, bạn có thể yên tâm chia sẻ những nỗi niềm sâu kín nhất của bản thân và biết rằng người ấy sẽ luôn thấu hiểu mà không đánh giá bất kỳ điều gì về bạn. Khi bạn cảm thấy buồn bã, bạn có thể kể chuyện, có thể tựa vào vai họ để khóc, để thể hiện những cảm xúc sâu thẳm trong lòng. Điều quan trọng là bạn chỉ mong họ lắng nghe mà không kỳ vọng đối phương làm gì thêm để nâng cao tâm trạng của bạn.
Một mối quan hệ phát triển trên tiêu chí hỗ trợ về mặt cảm xúc là mối quan hệ lành mạnh. Bạn không đặt áp lực lên đối phương để mang đến sự vui vẻ cho mình. Thay vào đó, các bạn thấu hiểu và đồng hành cùng nhau qua nhiều giai đoạn của cuộc sống. Bằng cách tôn trọng và chia sẻ cảm xúc một cách tự nhiên, bạn tạo ra không gian cho sự tự do và phát triển cá nhân, trong đó mỗi người đều có trách nhiệm và quyền tự chăm sóc và đem lại hạnh phúc cho bản thân.
Linh mời bạn nghe thêm về chủ đề này trong Tập 5 - Sự Cô Đơn của Series Podcast Yêu Lành Mùa 2.

b) Phụ thuộc cảm xúc

Phụ thuộc cảm xúc đồng nghĩa với việc chúng ta đặt tâm trạng của mình vào sự có mặt và hành động của người khác. Khi phụ thuộc vào một người, chúng ta đặt kỳ vọng họ đem lại những cảm giác chia sẻ, động viên để bản thân cảm thấy dễ chịu. Điều này dẫn đến cảm giác thất vọng khi đối phương không đáp ứng được những mong đợi đó. Điều này đặt nhiều áp lực và trách nhiệm không cần thiết lên vai người khác, đồng thời khiến chúng ta mất đi khả năng tự chăm sóc và tạo hạnh phúc cho bản thân.
Phân biệt giữa Hỗ trợ cảm xúc và Phụ thuộc cảm xúc

Phân biệt giữa Hỗ trợ cảm xúc và Phụ thuộc cảm xúc

2. Luôn Đầu Tư Vào Bản Thân Trong Mọi Giai Đoạn

a) Đầu tư về kiến thức, công việc chuyên môn 
Điều này không có nghĩa là chúng ta khước từ những mối quan hệ hẹn hò và chỉ tập trung cho sự nghiệp để không bị “từ chối". Linh nghĩ rằng nó giống như một lời nhắc nhở rằng bạn đừng bỏ qua việc nỗ lực để phát triển công việc bên cạnh việc nuôi dưỡng những hạt mầm tình cảm của mình.
Dù bạn đang ở trong một mối quan hệ hay đang độc thân thì việc chú trọng đầu tư vào kiến thức chuyên môn để tạo nền tảng vững chắc cho công việc vẫn rất quan trọng. Với công việc, bạn đang sử dụng thời gian của mình một cách có ý nghĩa và tạo ra giá trị. 
  • Một số phụ nữ chọn theo đuổi đàn ông, và một số phụ nữ chọn theo đuổi ước mơ của họ. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên đi theo con đường nào, hãy nhớ rằng sự nghiệp sẽ không bao giờ thức dậy và nói với bạn rằng nó không còn yêu bạn nữa.

    - Lady Gaga

Linh biết rất nhiều cặp đôi thường xuyên tranh cãi hay xuất hiện những bất đồng vì một người thì quá bận rộn, người còn lại thì có rất nhiều thời gian rảnh. Vì người bận rộn thì cảm thấy áp lực và không được cảm thông, còn người đang có nhiều thời gian hơn lại cảm thấy mình đang không được quan tâm đủ nhiều.
Một điều quan trọng khác, việc phát triển công việc chính là nền tảng để bạn xây dựng tài chính cá nhân vững chắc cho mình. Đây là “yếu tố cần” để bạn có thể sống một đời sống thoải mái và dễ dàng hơn khi đưa ra những lựa chọn cho bản thân hay gia đình của mình. Khi Linh quyết định trở về Việt Nam sinh sống, có một vài yếu tố cũng khiến Linh lo lắng như tiếng Việt của mình không giỏi, rồi không biết mình có tìm được một người bạn đời phù hợp ở Việt Nam không? Và yếu tố đã thúc đẩy Linh can đảm hơn với quyết định của mình là Linh đã có công việc ổn định và tài chính đủ để Linh có thể tự sống một cách độc lập. Đó là lý do mà khi không phải quá lo lắng về vấn đề chi tiêu tài chính, bạn có nhiều thời gian hơn để nghĩ về các kế hoạch phát triển bản thân và tận hưởng đời sống tinh thần phong phú. 
b) Đầu tư cho đời sống tinh thần cá nhân 
Nếu công việc cho bạn mục tiêu để phấn đấu và nỗ lực thì đời sống tinh thần sẽ là một khoảng không gian để bạn nghỉ ngơi, chăm sóc cho những sở thích của riêng bạn. Có rất nhiều cách để bạn có thể đầu tư cho đời sống tinh thần cá nhân của mình. Ví dụ như đọc thể loại sách hay xem bộ phim yêu thích, học một năng khiếu mới như làm bánh, chơi nhạc cụ. Tổng quát là hãy thúc đẩy bản thân bạn làm bất kỳ điều gì bạn cảm thấy vui vẻ và làm phong phú hơn đời sống tinh thần của mình.
Chúng ta thường nghĩ rằng khi hẹn hò với ai đó, mình sẽ muốn họ cùng làm với mình những sở thích này. Nhưng trên thực tế Linh nghĩ hai bạn cũng cần có thời gian với những “gạch đầu dòng” hứng thú riêng của mình. Ví dụ nếu chồng thích chơi golf thì bạn có thể đi tập thể dục hay làm đẹp gì đó (icon).
Một người biết cách tự nuôi dưỡng đời sống tinh thần của mình sẽ luôn biết cách tạo ra nguồn năng lượng tích cực trong cuộc sống. Đó giống như một “tài khoản tích trữ” để bạn có thể bình tĩnh vượt qua những lúc biến động trong mối quan hệ. Cũng với “tài khoản tích trữ” năng lượng ấy, bạn sẽ có thêm niềm tin vào khả năng tự sống vui vẻ theo cách mà bạn muốn mà không bị tác động quá nhiều từ những mối liên hệ khác. 

Lời kết

  • ​​Khi chúng ta yêu, chúng ta luôn phấn đấu để trở nên tốt hơn. Khi chúng ta phấn đấu trở nên tốt hơn, mọi thứ xung quanh chúng ta cũng trở nên tốt hơn.

    ​ - Paulo Coelho

Tình yêu thường bắt đầu với những cảm giác mến thương và gắn bó giữa hai người. Dù vậy khi thời gian qua đi, một lúc nào đó bạn bất chợt cảm thấy lạc lõng trong chính mối quan hệ của mình hay cảm thấy bị “bỏ rơi" bởi người mình từng đặt nhiều kỳ vọng. Linh muốn nói rằng bạn đừng quá lo lắng. Điều bạn cần làm là chậm lại, trở về tìm hiểu cảm giác của bản thân và chăm sóc đời sống của chính mình. Đó là cơ hội để bạn cho mối quan hệ của mình một khoảng nghỉ, đồng thời bắt đầu nuôi dưỡng lại những hạt mầm hạnh phúc từ bên trong thật khoẻ khoắn để có thể chia sẻ nhiều hơn trong mối quan hệ của mình.
Đến cuối cùng, tình yêu vẫn là một trải nghiệm cảm xúc mà chính bản thân mỗi người cần tự đi qua và cảm nhận sau đó rút ra bài học cho riêng mình. Các bạn có thể nghe thêm chia sẻ về các giai đoạn của tình yêu với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau qua Series Yêu Lành mùa 2 từ Linh và Vietcetera nhé!

Viết bởi

Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.