Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo cách bạn mong muốn, sẽ có lúc thăng và lúc trầm. Bạn không thể kiểm soát được 100% những điều xảy ra xung quanh nhưng bạn hoàn toàn có thể làm chủ được cách bạn phản ứng trong mỗi hoàn cảnh. Để làm được điều đó, bạn cần rèn luyện tính kiên nhẫn - nghĩa là khả năng giữ bình tĩnh, lạc quan trước sự thay đổi, cơn tức giận hay nghịch cảnh. Cải thiện trí tuệ cảm xúc của bản thân.


Khi bạn kiên nhẫn, bạn sẽ biết cách tự trấn an mình và duy trì được năng lượng để vượt qua khó khăn. Bạn cũng sẽ không dễ dàng từ bỏ mục tiêu mình đã đặt ra. Hơn thế nữa, tính kiên nhẫn sẽ giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn về các vấn đề hoặc những điều khiến bạn bực mình vào lúc đó, cách để phản một cách bình tĩnh, và hầu hết thời gian bạn cũng sẽ đưa ra câu trả lời hoặc giải pháp tốt hơn. Dưới đây là 3 bước Linh đã từng áp dụng và thành công. Linh mong chúng sẽ hữu ích cho bạn: 

1) LIỆT KÊ NHỮNG TÌNH HUỐNG KHIẾN BẠN BỊ MẤT KIÊN NHẪN

Để có thể cải thiện và khắc phục được vấn đề, trước tiên bạn cần hiểu vấn đề là gì. Bước này sẽ giúp bạn nhìn nhận lại toàn bộ quá trình tại sao khiến bạn rơi vào trạng thái mất kiên nhẫn. Liệt kê tất cả các chi tiết từ tất cả các tình huống khiến bạn mất bình tĩnh.


Ví dụ, bạn cảm thấy tức giận khi đồng nghiệp của mình trễ deadline trong một dự án của công ty? Bạn không đủ kiên nhẫn để hướng dẫn đồng nghiệp các công việc chuyên môn bởi vì một số người không chú ý? 

2) TỰ HỎI BẢN THÂN, "NÓ CÓ ĐÁNG KHÔNG?"

Xem lại các điều trong danh sách của bạn và phân tích, đây có phải là điều đáng để những người xung quanh thấy bạn mất bình tĩnh, không chuyên nghiệp và nổi khùng lên không? (laughing face) Linh cá rằng, khi bạn đang suy nghĩ thấu đáo, câu trả lời sẽ là không. Và một điều khác là hãy thử thay đổi góc nhìn khi mình mất kiên nhẫn, mình sẽ luôn nghĩ tiêu cực và vấn đề là luôn của người khác. Nhưng khi bạn bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo, bạn sẽ thấy mình kiên nhẫn và thông cảm hơn cho các tình huống.


Nếu theo ví dụ, thay vì tức giận với đồng nghiệp khi họ trễ deadline và nghĩ rằng họ lười biếng thì bạn nên rút kinh nghiệm cho dự án sau, hỏi thăm họ xem cần mình hỗ trợ gì không. Hoặc bạn nổi giận chỉ vì một vài đồng nghiệp không lắng nghe bạn nhưng cũng còn các đồng nghiệp còn lại thì sao? Thật không đáng để bạn làm mất thời gian của họ khi đang chú ý về bạn. Hãy học cách kiểm soát tốt cảm xúc tại nơi làm việc

3) BẠN SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO TRONG TƯƠNG LAI

Suy nghĩ về cách mình sẽ phản ứng như thế nào để vẫn giữ được bình tĩnh. Bạn sẽ nói gì và sẽ nghĩ gì khi cảm thấy mình bắt đầu mất kiên nhẫn? Khi đã biết được vấn đề bắt nguồn từ đâu và định được kế hoạch trong đầu, bạn sẽ dễ dàng đối mặt với nó hơn. Chắc rằng sẽ có những lúc mình nhìn lại và nghĩ rằng đáng lẽ mình có thể phản ứng tốt hơn trong lúc đó. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn học hỏi và rút kinh nghiệm sau mỗi khoảnh khắc. Và nếu bạn đã từng lỡ “nổi khùng”, đừng ngại hay xấu hổ khi phải nói xin lỗi vì điều đó bởi vì ai cũng sẽ có những lần như thế. Và khi bạn có can đảm nói lời xin lỗi, người kia sẽ tôn trọng bạn hơn!

Linh biết rằng đọc lý thuyết thì dễ nhưng thực hành sẽ rất khó. Đây cũng được xem là một kỹ năng để chúng ta tập luyện phát triển bản thân hơn. Và hiện tại Linh cũng đang tập mỗi ngày. Sẽ không bao giờ là quá trễ để bạn tập kỹ năng rèn luyện tính kiên nhẫn.


ĐỌC THÊM

Những chia sẻ của Thái Vân Linh về chủ đề phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp
Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Khi Nghỉ Việc (Đừng Đợi Nghỉ Mới Làm)
Thay Đổi Ngay Cách Giới Thiệu Bản Thân (Không Chỉ Khi Phỏng Vấn)
3 Kỹ Năng Quan Trọng Nhất Để Phỏng Vấn Thành Công
2 Tư Duy Giúp Thay Đổi Kết Quả Buổi Phỏng Vấn Của Bạn
Làm Sao Vượt Qua Trì Hoãn Khi Tìm Việc Mới?
Tư Duy Nào Sẽ Thay Đổi Sự Nghiệp Của Bạn?

Mời bạn xem các bài viết liên quan

7 Lời Nhắn Từ Linh Đến Các Bố Mẹ Du Lịch Cùng Trẻ Nhỏ
7 Lời Nhắn Từ Linh Đến Các Bố Mẹ Du Lịch Cùng Trẻ Nhỏ
Làm Sao Biết Bạn Có Rất Nhiều Điểm Mạnh?
Làm Sao Biết Bạn Có Rất Nhiều Điểm Mạnh?
Tại Sao Tức Giận Là Một Cảm Xúc Thứ Cấp?
Tại Sao Tức Giận Là Một Cảm Xúc Thứ Cấp?