⭐️Học hỏi từ Chuyên gia⭐️ là chuỗi nội dung chia sẻ các mẹo hay thực tế mà các chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc đã áp dụng để phát triển bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp.

Trong bài viết trước, chúng ta đã nghe Quốc Khánh chia sẻ cách để thành công trong công việc có vẻ trái với bản tính của mình. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Linh tìm hiểu quan điểm của Quốc Khánh trong việc lựa chọn công việc đầu tiên.

Bài học số 2: Nên chọn công việc đầu tiên ở công ty lớn hay công ty nhỏ?

1. Có nhiều bạn trẻ đang phân vân là trong những năm đầu nên làm cho công ty lớn hay công ty nhỏ. Quốc Khánh đã làm việc ở HTV và FBNC là hai kênh truyền hình khá lớn. Rồi sau đó Khánh đã chọn tự thành lập một công ty. Khánh có thể chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề này được không?

a. Công việc tạo ra giá trị

Với kinh nghiệm cá nhân của em thì công ty lớn hay nhỏ không có gì khác biệt. Vì trong kỷ nguyên này, mỗi hình thức công ty sẽ có những thế mạnh khác nhau. Việc chọn giữa lớn hay nhỏ không thuộc về quy mô mà phụ thuộc vào giá trị của vị trí công việc mà bản thân thực hiện. 

Nếu là em, em sẽ chọn một vị trí công việc phát sinh nhiều cái để mình học hỏi hoặc phát sinh nhiều việc hơn trong mô tả công việc lúc mình phỏng vấn. Điều quan trọng là mình có thể gặp gỡ và xây dựng quan hệ được với nhiều người hơn thì em sẽ chọn vị trí đó, dù đó là công ty nhỏ hay công ty lớn. Vì cuối cùng sau này, trong quá trình phát triển, mình sẽ nhận ra những mối quan hệ bản thân đã xây dựng có thể sẽ giúp được mình khi mình cần đến họ.

Rồi mình xác định những gì là bắt buộc. Ví dụ như là mỗi buổi tối tôi đều bắt buộc phải đọc sách cho con trước khi các bé đi ngủ. Điều đó là bắt buộc, kiểu gì cũng làm nó. Mình bắt buộc buổi sáng phải tập. Thì bắt buộc là bắt buộc. Nếu có hai ba cái bắt buộc thì mình sắp xếp tất cả những cái khác xoay quanh những cái đó. Đương nhiên là có thời gian một tuần mình sẽ không đọc sách cho tụi nhỏ. Vì tuần đó công việc đang căng thẳng thì mình phải tập trung. Nhưng về trung bình thì có một lịch trình rõ ràng.

Với kinh nghiệm cá nhân của em thì công ty lớn hay nhỏ không có gì khác biệt. Vì trong kỷ nguyên này, mỗi hình thức công ty sẽ có những thế mạnh khác nhau. Việc chọn giữa lớn hay nhỏ không thuộc về quy mô mà phụ thuộc vào giá trị của vị trí công việc mà bản thân thực hiện. 

b. Công việc đem lại cơ hội phát triển

Trong giai đoạn đầu, lúc còn trẻ và mới làm việc, bản thân em không có nhiều quan hệ. Em muốn tìm vị trí mà mình sẽ có được nhiều mối quan hệ tốt, mình được va chạm thực tế. Quan trọng hơn nữa là được làm việc cùng người quản lý trực tiếp có cùng phong cách làm việc và giá trị sống với mình, tạo cho mình sự thoải mái, và cho mình cơ hội phát triển bản thân. 

Một môi trường không độc hại, phù hợp với mong muốn của mình thì dù ở công ty lớn hoặc công ty nhỏ đều được. Vậy nên, thay vì chọn lớn hay nhỏ, em sẽ nhìn vào vị trí công việc và cơ hội phát triển mối quan hệ, cuối cùng là người sếp trực tiếp để quyết định. 

c. Đừng chỉ nghĩ về lương

Em phỏng vấn tuyển dụng thấy nhiều bạn trẻ quan trọng về mức lương. Nhưng khi mấy bạn chưa làm được gì thì rất khó để đánh giá mức lương bạn đề xuất có xứng đáng với bạn hay không? Vậy nên đôi khi bên cạnh mức lương, bạn cũng nên cân nhắc những cơ hội được va chạm và vị trí công việc đó có nhiều điều để học hỏi hay không. Nếu một vị trí mà lương cao nhưng công việc không mang lại nhiều điều để học hỏi hoặc gặp gỡ được nhiều người, sau một thời gian bạn cũng sẽ chán và tìm cách thay đổi công việc mới. 

2. Một thắc mắc khác liên quan đến công việc đầu tiên mà Linh cũng thường được hỏi là người hướng nội nên học ngành gì, làm việc gì cho phù hợp với tính cách của mình. Linh thường khuyên các bạn là đôi khi không phải tính cách của bạn hướng nội hay hướng ngoại mà bạn chỉ chưa có đủ kinh nghiệm trong việc đó thôi. Vậy nên, bạn cần cố gắng hơn. Còn lời khuyên của Khánh cho các bạn trẻ trong trường hợp này là gì?

Thực ra em nghĩ hướng nội hay hướng ngoại nó cũng sẽ linh hoạt thôi chứ không phải hoàn toàn theo một hướng. Đúng như chị Linh nói, hướng nội và khả năng giao tiếp đôi khi không liên quan đến nhau mà do mình chưa đủ tự tin. Một người hướng nội vẫn có thể giao tiếp tốt, chỉ là họ không thích nơi đông người hay hướng ra ngoài quá nhiều. 


Hướng nội và khả năng giao tiếp đôi khi không liên quan đến nhau mà do mình chưa đủ tự tin.

Thực ra em nghĩ hướng nội hay hướng ngoại nó cũng sẽ linh hoạt thôi chứ không phải hoàn toàn theo một hướng. Đúng như chị Linh nói, hướng nội và khả năng giao tiếp đôi khi không liên quan đến nhau mà do mình chưa đủ tự tin. Một người hướng nội vẫn có thể giao tiếp tốt, chỉ là họ không thích nơi đông người hay hướng ra ngoài quá nhiều. 

Rồi mình xác định những gì là bắt buộc. Ví dụ như là mỗi buổi tối tôi đều bắt buộc phải đọc sách cho con trước khi các bé đi ngủ. Điều đó là bắt buộc, kiểu gì cũng làm nó. Mình bắt buộc buổi sáng phải tập. Thì bắt buộc là bắt buộc. Nếu có hai ba cái bắt buộc thì mình sắp xếp tất cả những cái khác xoay quanh những cái đó. Đương nhiên là có thời gian một tuần mình sẽ không đọc sách cho tụi nhỏ. Vì tuần đó công việc đang căng thẳng thì mình phải tập trung. Nhưng về trung bình thì có một lịch trình rõ ràng.


Hướng nội và khả năng giao tiếp đôi khi không liên quan đến nhau mà do mình chưa đủ tự tin.

Thực ra em nghĩ hướng nội hay hướng ngoại nó cũng sẽ linh hoạt thôi chứ không phải hoàn toàn theo một hướng. Đúng như chị Linh nói, hướng nội và khả năng giao tiếp đôi khi không liên quan đến nhau mà do mình chưa đủ tự tin. Một người hướng nội vẫn có thể giao tiếp tốt, chỉ là họ không thích nơi đông người hay hướng ra ngoài quá nhiều. 

Vậy nên với các bạn trẻ, em nghĩ điều quan trọng nhất là từ sớm hãy chịu khó tập quan sát bản thân mình nhiều hơn. Xem xét điều gì làm mình thoải mái và điều gì làm mình không thoải mái. Bản thân tập quan sát thật nhiều rồi đúc kết lại kết luận. Cứ như vậy trong một thời gian dài bạn sẽ thấy được những điều mình có thể thay đổi được và không thay đổi được. Cũng có những điều sẽ luôn làm bạn cảm thấy thoải mái và những điều khiến bạn thấy không thoải mái. Đó là một cách để mình tham khảo và đưa ra lựa chọn trước những cơ hội trong cuộc sống và công việc. 

Khi tần suất không thoải mái quá nhiều, chúng ta không nên theo đuổi công việc đó. Những việc mình thấy thích và muốn làm sẽ khiến bản thân có động lực hơn. Giống như khả năng giao tiếp, vì em thích nó nên muốn làm, muốn cải thiện. Và bất kỳ sự thay đổi nào cũng phải có động lực chứ không tự nhiên mà mình làm được. Em cũng là một người bình thường nên không có tự nhiên thay đổi được mà phải tạo ra động lực cho bản thân từ những gì mình cảm thấy thoải mái.

Khi tần suất không thoải mái quá nhiều, chúng ta không nên theo đuổi công việc đó. Những việc mình thấy thích và muốn làm sẽ khiến bản thân có động lực hơn. Giống như khả năng giao tiếp, vì em thích nó nên muốn làm, muốn cải thiện. Và bất kỳ sự thay đổi nào cũng phải có động lực chứ không tự nhiên mà mình làm được. Em cũng là một người bình thường nên không có tự nhiên thay đổi được mà phải tạo ra động lực cho bản thân từ những gì mình cảm thấy thoải mái.

Bài viết này thuộc chuỗi bài Học hỏi từ chuyên gia Trần Quốc Khánh - Nhà sáng lập và Giám đốc Điều hành công ty truyền thông KAT MEDIA

Bài học 1:  Làm Sao Người Hướng Nội Thành Công Với Nghề Hướng Ngoại?

Bài học 2:  Nên Chọn Công Việc Đầu Tiên Ở Công Ty Lớn Hay Nhỏ?

Bài học 3: Làm Gì Khi Thiếu Động Lực Để Tiến Về Phía Trước?

Xem ngay video buổi trò chuyện giữa Linh và Quốc Khánh