⭐️Học hỏi từ Chuyên gia⭐️ là chuỗi nội dung chia sẻ các mẹo hay thực tế mà các chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc đã áp dụng để phát triển bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp.

Trong hai bài viết trước, chị Manisha đã chia sẻ về các phương pháp và hành trình để đạt được những thành công trong sự nghiệp. Ngoài vai trò là một phụ nữ thành đạt, chị Manisha còn là một người vợ, người mẹ. Liệu chị ấy đã cân bằng thế nào giữa cuộc sống gia đình và công việc của mình. Và đâu là chìa khoá để có thể thấu hiểu cũng như tìm được tiếng nói chung với người bạn đời của mình?

Trong bài viết này, Linh và các bạn cùng tìm hiểu qua chia sẻ của chị Manisha nhé!

Giao Tiếp Như Thế Nào Để Bạn Đời Ủng Hộ Sự Nghiệp Của Bạn?

1. Linh được biết, chị quyết định đến Việt Nam không phải vì sự nghiệp của bản thân mà vì chồng của mình có công việc ở Việt Nam. Lúc đó, chị đã quyết định đặt mối quan hệ gia đình lên hàng đầu thay vì sự nghiệp của mình. Quyết định này có phải là một quyết định khó khăn với chị? Và chị đã giải quyết nó như thế nào? 

a.  Cởi mở với cơ hội và thử thách

Tôi nghĩ việc đưa ra quyết định luôn dễ dàng hơn việc tích lũy kinh nghiệm. Đây là trường hợp thường xuyên xảy ra trong cuộc sống của tôi. Vì tôi là một người đưa ra các quyết định rất nhanh chóng. Tôi và chồng đã sống ở Ấn Độ trong vài năm. Cả hai chúng tôi đều mong muốn đạt được nhiều trải nghiệm hơn ở một quốc gia khác không phải quê hương của mình. Vì thế, chúng tôi rất cởi mở với các cơ hội mới. Sau đó, chồng tôi đã nhận được cơ hội làm việc tại một công ty ở Việt Nam. Và anh ấy cũng đã ngỏ lời hỏi tôi có muốn chuyển sang làm việc tại đây hay không. Lúc đầu, tôi đã rất lưỡng lự bởi vì Linh biết đấy, không có quá nhiều công việc liên quan tới tài chính tại Việt Nam. Ở đây cũng rất khác so với ở Hồng Kông, Dubai hay Singapore. Những nước này tôi có thể thoải mái tìm việc hay thậm chí nhờ ai đó quen biết để giới thiệu cho mình một công việc.

Điều đặc biệt ở Việt Nam là, khi tôi đi vào các cửa hàng và nhìn thấy mọi thứ đều được bán với mức giá trăm ngàn đồng. Tôi bỗng chốc quên rằng các món đấy chỉ tầm 4 đô la và nhìn chằm chằm vào các chữ số 0 trên tờ tiền rồi cảm thấy hoảng hốt. Tôi đã mất một khoảng thời gian để thích nghi với cuộc sống không công việc. Và chồng tôi cũng không bao giờ bắt tôi phải đi tìm việc. Anh ấy nói rằng tôi phải mất khoảng 6 tháng để có thể sắp xếp tất cả mọi thứ nên hãy cứ vui vẻ lên. Nhưng thật sự tôi cảm thấy rất khó chịu khi không có việc gì để làm mỗi ngày. Nên tôi đã bắt đầu đi kiếm công việc mới và đi làm trở lại.

b.  Thống nhất quan điểm với nhau

Nghe có vẻ đơn giản nhưng để có thể đưa ra được quyết định này, cả tôi và chồng phải cùng quan điểm với nhau. Xét về khía cạnh tài chính và cá nhân, chúng tôi đều đã ổn định trước khi đến Việt Nam, ngay cả khi tôi không có việc làm thậm chí trong 2, 3 năm. Tôi nghĩ việc dành nhiều thời gian để xem xét các lựa chọn khác nhau và có cùng quan điểm với nhau là vô cùng cần thiết. Khi bước vào một trải nghiệm mới, bạn sẽ có rất nhiều khó khăn và cơ hội mới nhưng bạn sẽ phải học hỏi ở nơi ấy và hiểu rõ hơn về bản thân mình. 

b.  Thống nhất quan điểm với nhau

Nghe có vẻ đơn giản nhưng để có thể đưa ra được quyết định này, cả tôi và chồng phải cùng quan điểm với nhau. Xét về khía cạnh tài chính và cá nhân, chúng tôi đều đã ổn định trước khi đến Việt Nam, ngay cả khi tôi không có việc làm thậm chí trong 2, 3 năm. Tôi nghĩ việc dành nhiều thời gian để xem xét các lựa chọn khác nhau và có cùng quan điểm với nhau là vô cùng cần thiết. Khi bước vào một trải nghiệm mới, bạn sẽ có rất nhiều khó khăn và cơ hội mới nhưng bạn sẽ phải học hỏi ở nơi ấy và hiểu rõ hơn về bản thân mình. 

2. Quá trình ra quyết định của chị với chồng thực sự rất thú vị. Giống như nhiều phụ nữ thành công, chị đã biết cách làm tốt công việc của mình. Chị có thể chia sẻ một số mẹo trong giao tiếp hay sinh hoạt hàng ngày mà mình đã làm để duy trì mối quan hệ vợ chồng được không? 


Người bạn đời cần tôn trọng bạn vì con người bạn, vì những suy nghĩ của bạn, và để bạn có một sự nghiệp của riêng mình.

Tôi không chắc mình có giỏi như vậy không (cười). Tôi nghĩ mọi cặp vợ chồng đều cần phải tìm được cách giao tiếp phù hợp với nhau. Và không phải cặp đôi nào cũng giao tiếp giống nhau. Người bạn đời cần tôn trọng bạn vì con người bạn, vì những suy nghĩ của bạn, và để bạn có một sự nghiệp của riêng mình.Dù đó là một chàng trai hay cô gái tuyệt vời và rất thành công, họ cũng cần tôn trọng những khía cạnh đó của bạn và thích bạn vì điều đó. Như vậy, họ sẽ có những hy sinh cần thiết để hỗ trợ sự nghiệp của bạn.


Người bạn đời cần tôn trọng bạn vì con người bạn, vì những suy nghĩ của bạn, và để bạn có một sự nghiệp của riêng mình.

Tôi không chắc mình có giỏi như vậy không (cười). Tôi nghĩ mọi cặp vợ chồng đều cần phải tìm được cách giao tiếp phù hợp với nhau. Và không phải cặp đôi nào cũng giao tiếp giống nhau. Người bạn đời cần tôn trọng bạn vì con người bạn, vì những suy nghĩ của bạn, và để bạn có một sự nghiệp của riêng mình.Dù đó là một chàng trai hay cô gái tuyệt vời và rất thành công, họ cũng cần tôn trọng những khía cạnh đó của bạn và thích bạn vì điều đó. Như vậy, họ sẽ có những hy sinh cần thiết để hỗ trợ sự nghiệp của bạn.

Tiếp đến, bạn phải tìm ra ngôn ngữ phù hợp của bản thân để bắt đầu các cuộc trò chuyện, dù có bất đồng hay không. Và đừng áp dụng cứng nhắc công thức giao tiếp hiệu quả từ những mối quan hệ khác. Ví dụ như mối quan hệ vợ chồng của Linh hay vợ chồng tôi. Bạn hãy thử áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Vì cách giao tiếp của bạn với nửa kia của mình mới là điều quan trọng nhất. Vì vậy, hãy nói chuyện với người bạn đời để hiểu những gì họ đang suy nghĩ. Ngoài ra, trong mối quan hệ vợ chồng, bạn cũng thực sự cần lắng nghe để hiểu những gì họ nói. Điều đó có thể sẽ rất khác với những gì bạn đang nghĩ.Đây chính là bài học lớn của tôi.

Tiếp đến, bạn phải tìm ra ngôn ngữ phù hợp của bản thân để bắt đầu các cuộc trò chuyện, dù có bất đồng hay không. Và đừng áp dụng cứng nhắc công thức giao tiếp hiệu quả từ những mối quan hệ khác. Ví dụ như mối quan hệ vợ chồng của Linh hay vợ chồng tôi. Bạn hãy thử áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Vì cách giao tiếp của bạn với nửa kia của mình mới là điều quan trọng nhất. Vì vậy, hãy nói chuyện với người bạn đời để hiểu những gì họ đang suy nghĩ. Ngoài ra, trong mối quan hệ vợ chồng, bạn cũng thực sự cần lắng nghe để hiểu những gì họ nói. Điều đó có thể sẽ rất khác với những gì bạn đang nghĩ.Đây chính là bài học lớn của tôi.

Bài viết này thuộc chuỗi bài Học hỏi từ chuyên gia Manisha Shah - Giám đốc tài chính MoMo

Bài học 1:  Làm Sao Xây Dựng Sự Nghiệp Khi Không Biết Mình Muốn Gì?

Bài học 2:  3 Yếu Tố Cần Cân Nhắc Khi Chuyển Nghề Hay Thay Đổi Công Việc 

Bài học 3:  Giao Tiếp Như Thế Nào Để Bạn Đời Ủng Hộ Sự Nghiệp Của Bạn? 

Xem ngay video buổi trò chuyện giữa Linh và chị Manisha Shah