Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Khi Nghỉ Việc (Đừng Đợi Nghỉ Mới Làm)

Khi nghỉ việc, bạn không chỉ đang kết thúc chặng đường ở công ty cũ mà còn đang mở ra một hành trình mới trong tương lai. Một lời tạm biệt chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giữ vững uy tín và gieo mầm cho nhiều cơ hội mới trong sự nghiệp. Như Zig Ziglar từng nhấn mạnh: "Cách bạn bắt đầu không quan trọng bằng cách bạn kết thúc."

Để khép lại hành trình với công việc cũ một cách suôn sẻ, dưới đây là 5 sai lầm (Linh thấy rất phổ biến) mà bạn cần lưu ý tránh mắc phải. Tránh được các sai lầm này cũng giúp bạn xây dựng được thương hiệu cá nhân trong mắt đồng nghiệp và cấp trên - những người có khả năng trở thành đồng nghiệp, cấp trên, hoặc đối tác của bạn trong tương lai.

1. Thiếu quyết đoán

Một số bạn thường đề xuất đến vấn đề nghỉ việc như một phương tiện để đàm phán với công ty về các quyền lợi như thăng tiến hay tăng lương. Nếu không được sử dụng hợp lý, chiến lược này có thể đem đến tác dụng ngược. Vì khi bạn bắt đầu đề cập (dù là một cách ngụ ý) đến chuyện nghỉ việc, bạn đã cho thấy sự thiếu gắn kết với công ty. Điều này sẽ tác động đến cách nhìn của người quản lý đối với sự chuyên nghiệp của bạn. Ngay cả khi yêu cầu của bạn được chấp thuận, sự liên kết giữa bạn và công ty có thể sẽ không còn như trước nữa.

Vậy nên trước khi bạn thực sự đưa ra quyết định rời đi, hãy dành thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng. Bạn muốn nghỉ việc vì lý do gì? 

- Nếu việc tăng lương hay cơ hội thăng chức là lý do, hãy thảo luận trực tiếp với quản lý của bạn để tìm ra hướng giải quyết.

- Nếu bạn thấy công việc bạn đảm nhiệm có phần nhàm chán hoặc giới hạn cơ hội học hỏi thì bạn cũng nên trao đổi với cấp trên.

+ Linh sẽ luôn rất vui khi nhân viên của mình đến gặp và nói là “Chị ơi, công việc của em hơi chán, em muốn học thêm điều gì đó khác". Lúc đó Linh sẽ đánh giá cao tinh thần cầu tiến của bạn và sẵn sàng trao đổi: Bạn làm tốt công việc A rồi, bạn cũng có thể làm làm tiếp công việc B, C. Bằng cách đó, bạn vừa được đánh giá cao bởi sự thẳng thắn vừa khám phá thêm được nhiều điều mới mẻ trong công việc.

- Ngược lại nếu bạn chỉ đơn giản là muốn chuyển ngành hay thử sức trong một môi trường mới, hãy kiên định và bắt đầu từng bước trong kế hoạch thay đổi của mình. 

2. Nói với đồng nghiệp trước khi báo với sếp

Bạn có thể thân thiết và mong muốn chia sẻ về chuyện nghỉ việc với đồng nghiệp. Tuy nhiên hãy đảm bảo rằng bạn đã trao đổi với người quản lý trực tiếp của mình và hai bên đã thống nhất về thời gian chia sẻ thông tin này ra ngoài.
Điều này giúp bạn vẫn có thể tiếp tục ở lại làm việc trong trường hợp những khúc mắc (như mức lương hay tính chất công việc) được giải quyết sau khi bạn đã trao đổi với người quản lý. Ngược lại, khi bạn đã nói trước với đồng nghiệp về chuyện nghỉ việc, xác suất để người quản lý giữ bạn lại sẽ thấp hơn. Bởi vì cách bạn hành xử khiến họ thấy rằng (1) người quản lý không được tôn trọng, (2) bạn không chuyên nghiệp và (3) bạn thiếu sự gắn bó với công ty.
Bên cạnh đó, nếu bạn đã quyết tâm rời đi, việc thảo luận trước với cấp trên cũng tạo không gian cho những cuộc trò chuyện chia sẻ cởi mở. Khi bạn cư xử một cách chuyên nghiệp như vậy, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với người quản lý. Đó là lúc người quản lý sẵn sàng đưa ra những gợi ý hay cho bạn những lời khuyên hữu ích về bước chuyển đổi sắp tới. Trong nhiều tình huống, bạn sẽ nhận được lời giới thiệu từ họ cho những cơ hội công việc lý tưởng mà không mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm.

3. Nghỉ việc không có kế hoạch

Có nhiều lý do khiến bạn muốn dừng lại công việc hiện tại một cách nhanh nhất có thể. Những nguyên nhân đó có thể đến từ môi trường/văn hoá công ty, chế độ đãi ngộ, phong cách quản lý hay là việc thay đổi kế hoạch phát triển cá nhân.
Từng đi làm và cũng là người điều hành trong nhiều năm, Linh hiểu có những thời điểm bạn chỉ muốn ngay lập tức rời bỏ công việc của mình. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng điều này không chỉ tạo ra khoảng trống trong sự nghiệp của bạn mà còn làm giảm cơ hội tìm được công việc mới phù hợp. Vậy nên trong những tình huống không quá “cấp bách", hãy lập kế hoạch cụ thể cho những bước tiếp theo của bạn khi có ý định nghỉ việc: 
(1) Thời điểm nghỉ việc: Bạn cần cân nhắc đến các yếu tố như: khối lượng công việc, dự án quan trọng của công ty. Bạn cũng cần tránh nghỉ việc đột ngột, hãy thông báo cho sếp và bộ phận nhân sự trước theo đúng thời gian quy định (thường là 30 - 45 ngày) để đảm bảo bàn giao công việc đầy đủ.
(2) Tình hình tài chính hiện tại: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại của bạn, bao gồm thu nhập, chi tiêu, khoản tiết kiệm. Bạn nên có quỹ dự phòng đủ cho ít nhất 3 tháng chi phí sinh hoạt, hoặc nhiều hơn nếu bạn cần thêm thời gian để tìm kiếm công việc mới. Bài viết về: “Bạn Cần Chuẩn Bị Gì Về Tài Chính Trước Khi Nghỉ Việc ?” sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này.
(3) Tìm kiếm công việc mới: Xác định rõ kế hoạch của bạn sau khi nghỉ việc: tìm kiếm công việc mới, học tập thêm, hay dành thời gian cho gia đình. Nếu bạn cần một công việc mới ngay, hãy bắt đầu tìm kiếm trước khi nghỉ việc để có thời gian chuẩn bị cho các vòng phỏng vấn.

4. Lơ là công việc trong những ngày cuối

Một tâm lý chung thường thấy là nhiều bạn có xu hướng lơ là hoặc làm cho xong các nhiệm vụ khi đã thông báo nghỉ việc. Đây là một sai lầm nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng và uy tín lâu dài của bạn. Có thể trong suốt thời gian trước đó ở công ty bạn đã làm rất tốt, rất chăm chỉ. Song phần lớn ấn tượng bạn để lại sau khi rời đi sẽ được quyết định trong những ngày cuối. Do đó hãy hoàn thành tốt các nhiệm vụ còn lại và đảm bảo chất lượng công việc. Đồng thời bạn cũng hãy nhiệt tình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho người tiếp nhận bàn giao.
Trong một xã hội mở với các mạng lưới truyền thông rộng lớn, mọi thông tin của bạn đều có thể được kiểm tra chéo (reference check) từ các mối quan hệ của công ty cũ hay đối tác. Vậy bạn muốn họ sẽ giới thiệu bạn với người khác như thế nào? Đó là lý do bạn cần duy trì thái độ chuyên nghiệp để mọi thông tin về bạn sau này được chia sẻ một cách tích cực.
Winston Churchill từng nói: “Kết thúc không phải là kết thúc; nó chỉ là sự bắt đầu của một bước ngoặt mới.” Bạn cần biến quá trình kết thúc của mình thành bước đệm cho những cơ hội và thách thức mới.
Bạn có thể đọc thêm về cách nghỉ việc và bàn giao công việc qua bài viết: Làm Thế Nào Để Chuyển Việc, Đổi Ngành Một Cách Chuyên Nghiệp.

5. Tiết lộ những thông tin bảo mật 

Đây không chỉ là vấn đề tuân thủ pháp lý với những điều khoản trong hợp đồng mà bạn đã ký. Quan trọng hơn là cách hành xử này bảo vệ sự chuyện nghiệp và uy tín cho bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn tiết lộ những thông tin bảo mật của công ty cũ trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng sẽ lo ngại về điều này khi bạn rời đi. Một số điều bạn cần lưu ý trong tình huống này là: 
(1) Tuân thủ các quy định trong hợp đồng lao động: Không tiết lộ thông tin bí mật của công ty như tình hình tài chính, thông tin về khách hàng, sản phẩm, an ninh mạng hay các dự án sắp triển khai.
(2) Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội: Tránh đăng tải những thông tin nhạy cảm hoặc ảnh hưởng đến công ty cũ.
(3) Giữ gìn sự chuyên nghiệp: Luôn giữ thái độ lịch sự và tôn trọng khi nói về công ty cũ với bạn bè hay với công ty mới.

Lời kết

Những sai lầm trong quá trình nghỉ việc không chỉ ảnh hưởng đến cơ hội hiện tại mà còn hạn chế tiềm năng phát triển sự nghiệp của bạn trong tương lai. Vì vậy, hãy chú trọng đến một quyết định rõ ràng, truyền đạt thông tin chính xác, và chuẩn bị kỹ lưỡng cho những bước kế tiếp. Hãy duy trì sự chuyên nghiệp của bản thân đến phút cuối cùng. Bằng cách này, bạn không chỉ khép lại một chương một cách trọn vẹn mà còn mở ra cánh cửa mới đầy hứa hẹn trong sự nghiệp.
Và trong bất kỳ tình huống nào, hãy nhớ rằng "Cách bạn làm việc thể hiện con người bạn, cho dù bạn đang làm việc ở đâu hay làm việc gì." - Maya Angelou. 

Viết bởi

Thái Vân Linh

Thái Vân Linh có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.


Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Khi Nghỉ Việc (Đừng Đợi Nghỉ Mới Làm)

Khi nghỉ việc, bạn không chỉ đang kết thúc chặng đường ở công ty cũ mà còn đang mở ra một hành trình mới trong tương lai. Một lời tạm biệt chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giữ vững uy tín và gieo mầm cho nhiều cơ hội mới trong sự nghiệp. Như Zig Ziglar từng nhấn mạnh: "Cách bạn bắt đầu không quan trọng bằng cách bạn kết thúc."

Để khép lại hành trình với công việc cũ một cách suôn sẻ, dưới đây là 5 sai lầm (Linh thấy rất phổ biến) mà bạn cần lưu ý tránh mắc phải. Tránh được các sai lầm này cũng giúp bạn xây dựng được thương hiệu cá nhân trong mắt đồng nghiệp và cấp trên - những người có khả năng trở thành đồng nghiệp, cấp trên, hoặc đối tác của bạn trong tương lai.

1. Thiếu quyết đoán

Một số bạn thường đề xuất đến vấn đề nghỉ việc như một phương tiện để đàm phán với công ty về các quyền lợi như thăng tiến hay tăng lương. Nếu không được sử dụng hợp lý, chiến lược này có thể đem đến tác dụng ngược. Vì khi bạn bắt đầu đề cập (dù là một cách ngụ ý) đến chuyện nghỉ việc, bạn đã cho thấy sự thiếu gắn kết với công ty. Điều này sẽ tác động đến cách nhìn của người quản lý đối với sự chuyên nghiệp của bạn. Ngay cả khi yêu cầu của bạn được chấp thuận, sự liên kết giữa bạn và công ty có thể sẽ không còn như trước nữa.

Vậy nên trước khi bạn thực sự đưa ra quyết định rời đi, hãy dành thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng. Bạn muốn nghỉ việc vì lý do gì? 

- Nếu việc tăng lương hay cơ hội thăng chức là lý do, hãy thảo luận trực tiếp với quản lý của bạn để tìm ra hướng giải quyết.

- Nếu bạn thấy công việc bạn đảm nhiệm có phần nhàm chán hoặc giới hạn cơ hội học hỏi thì bạn cũng nên trao đổi với cấp trên.

+ Linh sẽ luôn rất vui khi nhân viên của mình đến gặp và nói là “Chị ơi, công việc của em hơi chán, em muốn học thêm điều gì đó khác". Lúc đó Linh sẽ đánh giá cao tinh thần cầu tiến của bạn và sẵn sàng trao đổi: Bạn làm tốt công việc A rồi, bạn cũng có thể làm làm tiếp công việc B, C. Bằng cách đó, bạn vừa được đánh giá cao bởi sự thẳng thắn vừa khám phá thêm được nhiều điều mới mẻ trong công việc.

- Ngược lại nếu bạn chỉ đơn giản là muốn chuyển ngành hay thử sức trong một môi trường mới, hãy kiên định và bắt đầu từng bước trong kế hoạch thay đổi của mình. 

2. Nói với đồng nghiệp trước khi báo với sếp

Bạn có thể thân thiết và mong muốn chia sẻ về chuyện nghỉ việc với đồng nghiệp. Tuy nhiên hãy đảm bảo rằng bạn đã trao đổi với người quản lý trực tiếp của mình và hai bên đã thống nhất về thời gian chia sẻ thông tin này ra ngoài.
Điều này giúp bạn vẫn có thể tiếp tục ở lại làm việc trong trường hợp những khúc mắc (như mức lương hay tính chất công việc) được giải quyết sau khi bạn đã trao đổi với người quản lý. Ngược lại, khi bạn đã nói trước với đồng nghiệp về chuyện nghỉ việc, xác suất để người quản lý giữ bạn lại sẽ thấp hơn. Bởi vì cách bạn hành xử khiến họ thấy rằng (1) người quản lý không được tôn trọng, (2) bạn không chuyên nghiệp và (3) bạn thiếu sự gắn bó với công ty.
Bên cạnh đó, nếu bạn đã quyết tâm rời đi, việc thảo luận trước với cấp trên cũng tạo không gian cho những cuộc trò chuyện chia sẻ cởi mở. Khi bạn cư xử một cách chuyên nghiệp như vậy, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với người quản lý. Đó là lúc người quản lý sẵn sàng đưa ra những gợi ý hay cho bạn những lời khuyên hữu ích về bước chuyển đổi sắp tới. Trong nhiều tình huống, bạn sẽ nhận được lời giới thiệu từ họ cho những cơ hội công việc lý tưởng mà không mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm.

3. Nghỉ việc không có kế hoạch

Có nhiều lý do khiến bạn muốn dừng lại công việc hiện tại một cách nhanh nhất có thể. Những nguyên nhân đó có thể đến từ môi trường/văn hoá công ty, chế độ đãi ngộ, phong cách quản lý hay là việc thay đổi kế hoạch phát triển cá nhân.
Từng đi làm và cũng là người điều hành trong nhiều năm, Linh hiểu có những thời điểm bạn chỉ muốn ngay lập tức rời bỏ công việc của mình. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng điều này không chỉ tạo ra khoảng trống trong sự nghiệp của bạn mà còn làm giảm cơ hội tìm được công việc mới phù hợp. Vậy nên trong những tình huống không quá “cấp bách", hãy lập kế hoạch cụ thể cho những bước tiếp theo của bạn khi có ý định nghỉ việc: 
(1) Thời điểm nghỉ việc: Bạn cần cân nhắc đến các yếu tố như: khối lượng công việc, dự án quan trọng của công ty. Bạn cũng cần tránh nghỉ việc đột ngột, hãy thông báo cho sếp và bộ phận nhân sự trước theo đúng thời gian quy định (thường là 30 - 45 ngày) để đảm bảo bàn giao công việc đầy đủ.
(2) Tình hình tài chính hiện tại: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại của bạn, bao gồm thu nhập, chi tiêu, khoản tiết kiệm. Bạn nên có quỹ dự phòng đủ cho ít nhất 3 tháng chi phí sinh hoạt, hoặc nhiều hơn nếu bạn cần thêm thời gian để tìm kiếm công việc mới. Bài viết về: “Bạn Cần Chuẩn Bị Gì Về Tài Chính Trước Khi Nghỉ Việc ?” sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này.
(3) Tìm kiếm công việc mới: Xác định rõ kế hoạch của bạn sau khi nghỉ việc: tìm kiếm công việc mới, học tập thêm, hay dành thời gian cho gia đình. Nếu bạn cần một công việc mới ngay, hãy bắt đầu tìm kiếm trước khi nghỉ việc để có thời gian chuẩn bị cho các vòng phỏng vấn.

4. Lơ là công việc trong những ngày cuối

Một tâm lý chung thường thấy là nhiều bạn có xu hướng lơ là hoặc làm cho xong các nhiệm vụ khi đã thông báo nghỉ việc. Đây là một sai lầm nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng và uy tín lâu dài của bạn. Có thể trong suốt thời gian trước đó ở công ty bạn đã làm rất tốt, rất chăm chỉ. Song phần lớn ấn tượng bạn để lại sau khi rời đi sẽ được quyết định trong những ngày cuối. Do đó hãy hoàn thành tốt các nhiệm vụ còn lại và đảm bảo chất lượng công việc. Đồng thời bạn cũng hãy nhiệt tình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho người tiếp nhận bàn giao.
Trong một xã hội mở với các mạng lưới truyền thông rộng lớn, mọi thông tin của bạn đều có thể được kiểm tra chéo (reference check) từ các mối quan hệ của công ty cũ hay đối tác. Vậy bạn muốn họ sẽ giới thiệu bạn với người khác như thế nào? Đó là lý do bạn cần duy trì thái độ chuyên nghiệp để mọi thông tin về bạn sau này được chia sẻ một cách tích cực.
Winston Churchill từng nói: “Kết thúc không phải là kết thúc; nó chỉ là sự bắt đầu của một bước ngoặt mới.” Bạn cần biến quá trình kết thúc của mình thành bước đệm cho những cơ hội và thách thức mới.
Bạn có thể đọc thêm về cách nghỉ việc và bàn giao công việc qua bài viết: Làm Thế Nào Để Chuyển Việc, Đổi Ngành Một Cách Chuyên Nghiệp.

5. Tiết lộ những thông tin bảo mật 

Đây không chỉ là vấn đề tuân thủ pháp lý với những điều khoản trong hợp đồng mà bạn đã ký. Quan trọng hơn là cách hành xử này bảo vệ sự chuyện nghiệp và uy tín cho bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn tiết lộ những thông tin bảo mật của công ty cũ trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng sẽ lo ngại về điều này khi bạn rời đi. Một số điều bạn cần lưu ý trong tình huống này là: 
(1) Tuân thủ các quy định trong hợp đồng lao động: Không tiết lộ thông tin bí mật của công ty như tình hình tài chính, thông tin về khách hàng, sản phẩm, an ninh mạng hay các dự án sắp triển khai.
(2) Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội: Tránh đăng tải những thông tin nhạy cảm hoặc ảnh hưởng đến công ty cũ.
(3) Giữ gìn sự chuyên nghiệp: Luôn giữ thái độ lịch sự và tôn trọng khi nói về công ty cũ với bạn bè hay với công ty mới.

Lời kết

Những sai lầm trong quá trình nghỉ việc không chỉ ảnh hưởng đến cơ hội hiện tại mà còn hạn chế tiềm năng phát triển sự nghiệp của bạn trong tương lai. Vì vậy, hãy chú trọng đến một quyết định rõ ràng, truyền đạt thông tin chính xác, và chuẩn bị kỹ lưỡng cho những bước kế tiếp. Hãy duy trì sự chuyên nghiệp của bản thân đến phút cuối cùng. Bằng cách này, bạn không chỉ khép lại một chương một cách trọn vẹn mà còn mở ra cánh cửa mới đầy hứa hẹn trong sự nghiệp.
Và trong bất kỳ tình huống nào, hãy nhớ rằng "Cách bạn làm việc thể hiện con người bạn, cho dù bạn đang làm việc ở đâu hay làm việc gì." - Maya Angelou. 

Viết bởi

Thái Vân Linh

Thái Vân Linh có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tiếp thị và vận hành. Những nội dung của Thái Vân Linh cung cấp các công cụ và cảm hứng nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam thăng tiến trong công việc và khám phá trọn vẹn tiềm năng của mình.