LÀM SAO ĐỂ XÂY DỰNG KHẢ NẮNG THÍCH ỨNG NƠI CÔNG SỞ?

Làm Sao Để Xây Dựng Khả Năng Thích Ứng Nơi Công Sở?

Theo nghiên cứu, có đến 91% chuyên gia nhân sự tin rằng tiêu chí chính để tuyển dụng là khả năng thích ứng của ứng viên. Nếu bạn biết cách thích nghi tốt với nhiều trường hợp thì sự "khác biệt" sẽ không làm bạn sợ như cách nó thường làm với những người khác. Bên dưới đây là 4 kỹ năng quan trọng mà bạn có thể rèn luyện để nhanh chóng trở thành người có khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc. 

1) KHẢ NĂNG TÒ MÒ 

Thiên tài vật lý thiên tài Albert Einstein từng nói: “Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết”. Mỗi người thành công đều đã học được điều gì đó từ những người xung quanh họ, dù là đồng nghiệp, gia đình, bạn bè hay người cố vấn. Bạn hãy chú ý xem bên cạnh mình đồng nghiệp nào đang được sếp khen nhiều, ai đang thăng tiến nhanh, hoặc ai đang được đảm nhiệm những vị trí và dự án thú vị. Hãy quan sát xem họ đã làm việc như thế nào, thái độ và cách tương tác của họ ra sao, bạn sẽ học được rất nhiều điều hữu ích. 

Quan sát những người khác cũng có thể áp dụng khi bạn giao dịch với khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thậm chí cả sếp của bạn. Giống như các vận động viên thường nghiên cứu video sau trận đấu để quan sát về lối chơi của đối thủ, của đồng đội và chính họ. Hiểu người khác nghĩ và hành động như thế nào trong những tình huống nhất định có thể giúp bạn chuẩn bị thích ứng nhanh hơn đối với các vấn đề hoặc thách thức đột ngột.

2) KHẢ NĂNG HỌC HỎI TỪ NHỮNG ĐIỀU ĐÃ TÒ MÒ

Một điều quan trọng là bạn nhớ học hỏi và áp dụng những điều mình quan sát được qua việc “tò mò" ở trên. Nếu không, bạn chỉ đơn thuần là một người tò mò không biết gì. Hãy kết hợp điều bạn quan sát được với những khả năng vốn có của bản thân để trở thành một phiên bản tốt hơn mỗi ngày. 

Quan sát những người khác cũng có thể áp dụng khi bạn giao dịch với khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thậm chí cả sếp của bạn. Giống như các vận động viên thường nghiên cứu video sau trận đấu để quan sát về lối chơi của đối thủ, của đồng đội và chính họ. Hiểu người khác nghĩ và hành động như thế nào trong những tình huống nhất định có thể giúp bạn chuẩn bị thích ứng nhanh hơn đối với các vấn đề hoặc thách thức đột ngột.

3) KHẢ NĂNG XOAY XỞ

Một câu hỏi Linh vẫn thường tự hỏi khi bị “mắc kẹt" trong một vấn đề nào đó là: “Mình đã thử cách khác chưa?”. Với những vấn đề lớn, đôi khi phải lặp lại câu hỏi này không chỉ một mà rất nhiều lần để cố gắng tìm ra giải pháp tối ưu nhất.

Đôi khi vấn đề xảy ra không phải vì bạn chưa đủ kỹ năng hay cách thức để ứng phó mà chỉ là chúng chưa được phân bổ đúng vị trí. Nhiệm vụ của bạn là lấy những kỹ năng từ trong kho của mình ra và xoay xở để sắp xếp chúng lại cho khớp với vấn đề của bạn. Theo Linh thấy đây là kỹ năng khá quan trọng, vì tất cả những gì chúng ta học được sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn không biết cách linh hoạt áp dụng chúng trong công việc và cuộc sống. 

4) SỰ KIÊN TRÌ

“Không phải vì tôi thông minh, mà vì tôi gắn bó với những vấn đề nan giải lâu hơn.” Đó cũng là câu nói nổi tiếng của nhà vật lý Albert Einstein đã nhắc đến ở đầu bài. 

Khi bạn xoay xở một lần với vấn đề mà chưa có lối ra, bạn cần phải tiếp tục xoay xở thêm lần hai, lần ba để tiến đến gần hơn kết quả mong muốn. Trong quá trình kiên trì với mục tiêu của mình, có thể bạn sẽ làm sai, sẽ thất bại, và đôi lúc đối mặt với những sự cố không may. Điều bạn cần làm là giữ cho bản thân một suy nghĩ tích cực để nó dẫn đường cho bạn đến với những cơ hội mới. Bạn có thể thấy thật khó để thích ứng một cách lạc quan trong lúc thất bại. Nhưng lạc quan và kiên trì chính là chìa khoá để bạn mở ra những cánh cửa mới, ra khỏi vùng an toàn hiện tại. 

Nếu có một điều đứng giữa bạn và thành công của bạn, thì đó chính là sự thích ứng linh hoạt trong công việc. Chấp nhận rủi ro, chấp nhận rằng mình chưa hoàn hảo và cởi mở với những thay đổi sẽ giúp cho quá trình thích ứng diễn ra trong bạn nhanh chóng hơn rất nhiều.