⭐️Học hỏi từ Chuyên gia⭐️ là chuỗi nội dung chia sẻ các mẹo hay thực tế mà các chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc đã áp dụng để phát triển bản thân và thăng tiến trong sự nghiệp.

Hôm nay, hãy cùng Linh gặp gỡ Tuấn Anh để lắng nghe những chia sẻ về hành trình xây dựng và phát triển Shopee Việt Nam và các mẹo thực tế mà Tuấn Anh đã áp dụng trong việc phát triển bản thân nhé.

Con Người Là Một Bài Toán Khó!

Từ những ngày đầu là một công ty khởi nghiệp chỉ có 30 người, nhưng chỉ trong vòng 2 đến 3 năm, Shopee Việt Nam đã có hàng nghìn người và vươn lên dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Đâu là điều giúp Shopee làm được điều đó? Hãy đến với bí quyết đầu tiên.

1. Những ngày đầu xây dựng Shopee, Tuấn Anh đã gặp những thử thách gì? Và Tuấn Anh đã làm gì để có thể giải quyết chúng?

Thử thách của một doanh nghiệp tùy thuộc vào giai đoạn. Khoảng một, hai năm đầu thì bắt đầu bằng con số 0. Hồi đó mọi người không có văn phòng riêng, phải ngồi chung văn phòng với một đơn vị khác. Ăn trưa thì mình đợi mọi người ăn xong mới ra. Đúng nghĩa một công ty khởi nghiệp.

Lúc vào có khoảng 30 người. Tuấn Anh biết tới từng bạn chăm sóc khách hàng rồi mình phỏng vấn, tự tay quản lý một số ngành hàng. Có rất nhiều việc và đội ngũ cũng đang xây dựng thôi. Mình phải tuyển người, phải xây dựng cách làm việc trong công ty, xây dựng quy trình và phải chứng minh với thị trường là cái mình đang làm là điều mọi người có thể cần.

Thời gian qua đi, những thử thách ngày càng lớn hơn. Bây giờ thì đội ngũ Shopee trong Nam ngoài Bắc cộng lại chắc cũng vài ngàn người. Khoảng năm đầu đến năm thứ hai đã là gấp đôi. Nếu mà tính về nhân sự thì bình thường mỗi năm tăng gấp đôi hoặc hơn. Như vậy thì năm đầu đến khi Shopee có 500 nhân viên là khoảng 2 năm rưỡi đến 3 năm.

Cách mình vận hành và tuyển dụng cũng thay đổi theo thời gian. Ngày xưa, Tuấn Anh sẽ chịu trách nhiệm cùng lúc nhiều thứ. Ví dụ như chịu trách nhiệm về ngành hàng mỹ phẩm chẳng hạn thì bây giờ có một bộ máy và một đội ngũ các bạn sẽ tập trung nhiều hơn. Một đầu việc lúc trước mình trực tiếp làm thì giờ mình ít trực tiếp làm hơn. Mình tin tưởng các bạn để cho các bạn có thể làm tại vì cái tầm của doanh nghiệp hơi khác. Số lượng đơn hàng, số lượng nhân sự, số lượng khách hàng, đối tác - tất cả mọi thứ đều lớn hơn, phức tạp hơn.

2. Vậy làm thế nào để mình có thể tin tưởng được các bạn trong nhóm để họ có thể hỗ trợ mình? Vì đôi khi bản thân mình tự làm sẽ nhanh hơn để đỡ mất thời gian điều chỉnh? Và làm sao mình có thể tìm được những người chất lượng cho công ty của mình?

Trải nghiệm cá nhân của Tuấn Anh có hơi đặc thù một chút. Vì ngay ban đầu tôi dành rất nhiều thời gian để tuyển dụng đúng người. Những người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, cách cách làm việc, những cá tính mà mình muốn xây dựng ngay từ đầu. Nếu những người đó phù hợp rồi thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Đối với Shopee ở Việt Nam thì những đội ngũ chính gia nhập năm, sáu năm về trước vẫn còn ở đây. Những người chủ chốt đa số vẫn còn ở đây. Vì thế con người là yếu tố rất quan trọng.

Thứ hai là phải suy nghĩ rất kỹ về cấu trúc làm việc trong công ty. Mọi người hay gọi nó là OT structure. Điều này nói thì dễ, làm rất khó vì nó tác động đến các đầu việc và con người. Trong một doanh nghiệp, tài chính thì tính toán được, Marketing có thể thử được, vận hành có thể nhìn số để làm được, nhưng con người thì khó hơn. Vì nó liên quan đến một phần của nhân sự, là một mảng của doanh nghiệp khó mà tính toán chi tiết bằng Excel.

3. Vậy Tuấn Anh sẽ chọn một người có cá tính hơn hay một người rất giỏi về chuyên môn?

Mình cần cả hai. Tùy vào tính chất công việc. Ví dụ như bạn cần một người chuyên về kỹ thuật thì đương nhiên cần một người giỏi về chuyên môn. Khi bạn xây dựng một sản phẩm thì người kỹ thuật sẽ rất khó để tìm. Thực ra đó là một kỹ năng trên toàn cầu. Người làm sản phẩm giỏi rất khó tìm. Do đó, kỹ năng đương nhiên là rất quan trọng.

Giống như một đội tuyển bóng đá vậy. Nếu bạn có một siêu sao, nhưng bộ máy không chạy ổn thì rất khó để thắng được. Nếu mà để chọn giữa một với hai thì không có cái gọi là định luật nhất định. Nó phải phụ thuộc vào nhu cầu của bạn ngay thời điểm đó.

Tùy mức độ cấp thiết của công việc và sự quan trọng của công việc đó. Nhiều khi trong ngắn hạn mình phải chọn giữa một trong hai. Nhưng về dài hạn không nên có những lựa chọn như vậy mà phải có cả hai. Vì một người có tâm nhưng không có tầm thì chết cho mình. Một người có tầm nhưng không có tâm cũng chết cho mình. Hai cái đó đều rất nguy hiểm. Nó không có một định luật đơn giản nào cả.

Giống như một đội tuyển bóng đá vậy. Nếu bạn có một siêu sao, nhưng bộ máy không chạy ổn thì rất khó để thắng được. Nếu mà để chọn giữa một với hai thì không có cái gọi là định luật nhất định. Nó phải phụ thuộc vào nhu cầu của bạn ngay thời điểm đó.

Tùy mức độ cấp thiết của công việc và sự quan trọng của công việc đó. Nhiều khi trong ngắn hạn mình phải chọn giữa một trong hai. Nhưng về dài hạn không nên có những lựa chọn như vậy mà phải có cả hai. Vì một người có tâm nhưng không có tầm thì chết cho mình. Một người có tầm nhưng không có tâm cũng chết cho mình. Hai cái đó đều rất nguy hiểm. Nó không có một định luật đơn giản nào cả.

Vừa rồi, chị Linh cũng có hỏi là mình phân quyền như thế nào? Nguy hiểm của công việc, nhất là khởi nghiệp (startup) là cái gì cũng ôm.

Nguy hiểm là vì mình không mở rộng quy mô được. Mở rộng ở đây có nghĩa là, một người chỉ có thể làm bao nhiêu đó việc trong một ngày thôi. Nếu bạn không tận dụng được khả năng của những người xung quanh để làm những việc cần làm thì mình không bao giờ mở rộng quy mô được. Mình nghĩ đó là cái nhìn dài hạn. Bình thường, những người làm kinh doanh, nhất là kiểu khởi nghiệp ban đầu nhìn rất ngắn hạn, chỉ khoảng vài tháng. Nhìn rộng hơn thì phải nhìn đến vài năm. Nếu bạn muốn một đội ngũ nhiêu đây người và chất lượng như thế này thì bạn phải đầu tư từ bây giờ.

Một số bạn mình cần đầu tư, và đầu tư có thể có kết quả. Một số bạn thật ra mình có đầu tư cũng rất là khó cho chính họ và cho chính mình. Một số người mình phải “nhập khẩu” từ bên ngoài vào. Đó là bài toán mà tùy giai đoạn, tùy vào nhu cầu của công ty và tùy vào doanh nghiệp đó. Nó nên là quyết định rõ ràng và công bằng cho tất cả mọi người.

Bài viết này thuộc chuỗi bài Học hỏi từ Chuyên gia cùng anh Tuấn Anh - Giám Đốc điều hành Shopee Việt Nam

⚈ Bí quyết 1: Con Người Là Một Bài Toán Khó!

Bí quyết 2: Kỷ Luật Từ Marathon -  4 Bài Học Để Thành Công Trong Công Việc!

Bí quyết 3: Làm Thế Nào Để Duy Trì Thói Quen Kỷ Luật Dài Lâu?

Xem ngay video buổi trò chuyện giữa Linh và Tuấn Anh